Sunday, November 28, 2010

Cô nàng 26/11

Vậy là con gái tròn 6 tuổi, xem lại con lúc 02 tuổi như thế này nè:

Nhận quà mừng quá !!!!

Bánh kem to quá !!!

Saturday, November 20, 2010

Tạm đình chỉ công tác 7 cán bộ công an tham gia bắt vụ án mại dâm

TT - Ngày 19-11, thiếu tướng Nguyễn Hữu Tước, giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, xác nhận với Tuổi Trẻ đoạn video clip bắt mại dâm được đưa lên mạng Internet là một vụ bắt quả tang mua bán dâm do Công an thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thực hiện. 

Sau đây là ý kiến của bạn đọc TTO tính đến 16 giờ ngày 20/11/2010, nhưng theo tôi nghĩ còn rất nhiều ý kiến của mọi người xỉ vả cái đám người đột lốt công an nhân dân này:



Có cần thiết bắt đối tượng đang trong tình trạng khỏa thân dang 2 tay ra để chụp hình làm bằng chứng?
Tôi nghĩ khi lực lượng công an ập vào bắt tang thì đã đủ cơ sở để xử lý rồi vì có rất nhiều người có mặt tại đó để làm chứng, có thể đoạn clip trên được cố tình quay lại để nhằm mục đích khác ngoài nhiệm vụ. Nếu mục đích là quay lại để làm bằng chứng thì tại sao lại lọt ra bên ngoài và bị đưa lên mạng? Theo tôi TW Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam cần có tiếng nói để bảo vệ danh dự chị em phụ nữ.
Vinasun10

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hãy vào cuộc!
Hành vi mua, bán dâm vi phạm pháp luật thì đã rõ, các cô gái bán dâm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình. Tuy nhiên, việc công an lập biên bản trong khi không để cho người vi phạm được mặc trang phục là sự sỉ nhục người khác, sỉ nhục phụ nữ cho dù đó là gái bán dâm. Tôi mong Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam hãy vào cuộc để bảo vệ quyền hợp pháp của phụ nữ và đề nghị phụ nữ cần có tiếng nói của mình để bảo vệ quyền của phụ nữ. Hành vi của công an thật không xứng đáng là "công an nhân dân", đề nghị ông Thiếu tướng nên kỷ luật, đuổi khỏi ngành những người được gọi là công an này khi có kết quả xác minh rõ ràng.
Lê Mạnh Linh 

Vô lý
Quay video để làm chứng cứ. Nghe thật là nực cười, lời giải thích này thể hiện sự coi thường trình độ nhận thức của bạn đọc quá. Nếu vậy sao không nói những người đó lập lại những thao tác khi đang hành lạc đễ quay cho chứng cứ đầy đủ hơn. Ở truồng che và không che cái ấy thì chứng cứ khác nhau chổ nào, giải thích thử xem. Đã sai không chiu lổi mà còn quanh co ngụy biện.
Châu Quang
 
Thật buồn
Thật là đáng buồn, công an là vậy sao? Đi bắt người hay đi sỉ nhục người khác, mà người đó là một phụ nữ không mảnh vải che thân!!
huyhuy

Xử lý nghiêm
Đây là hành vi làm nhục người khác. Cái này gọi là Vi phạm pháp luật khi vừa bắt quả tang người khác vừa vi phạm pháp luật.
Nam Trung
 
Không xứng đáng làm công an
Xét về mặt đạo đức của mấy chú công an này là không thể chấp nhận được. Thân xác của người ta mà làm như là rác rưởi. Nói thì không đàng hoàng "dang tay ra để tao chụp ảnh". Họ tự cho mình cái quyền để xúc phạm người khác như vậy à. Họ không xứng đáng làm công an. Chỉ 1 bộ phận nhỏ nhưng làm ảnh hưởng đến cả tập thể công an.
Vinh
 
Nghiêm minh
Tôi thấy thật ghê tởm tư cách của các cán bộ công an này. Người ta có làm sai thì để pháp luật xử lý. Đằng này, các vị lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm những người thân cô thế cô. Cách giải thích "quay lại để làm chứng cứ" thật nực cười vì KHÔNG AI có quyền quay cảnh lõa thể của người khác mà không được sự đồng ý của đương sự. Đó là một sự sỉ nhục ghê gớm, là một sự vi phạm pháp luật và đạo lý nghiêm trọng.
Mong sao, sẽ không là "kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc" hay "chuyển qua công tác khác". Hãy đuổi khỏi ngành, những kẻ như thế không xứng đáng đứng trong hàng ngũ công an. Nếu xử phạt các cô gái trong clip 1 thì hãy xử những kẻ đó 10. Tôi mong ngài thiếu tướng hãy trừng trị nghiêm minh những kẻ đó để làm gương, để đem lại niềm tin cho xã hội.
KP
 
Công an gì kỳ vậy?
Mấy anh xem thường các cô gái quá, ai mà không có lỗi, ai không vì cuộc sống, thật lạm dụng quyền hạn mà xem thường nhân phẩm người khác.
Huy Vu
 
Công an phải đúng phẩm chất
Những công an viên đó còn xứng đáng danh hiệu cao quý Công An Nhân Dân không? Họ không thể xứng đáng. Đề nghị sa thải khỏi ngành và sau đó truy cứu hình sự về tội cố ý làm nhục người khác.
Uy Việt

Không thể chấp nhận
Trước khi đọc được thông tin này tôi không bao giờ nghĩ rằng nó lại được thực hiện bởi lực lượng công an, những người mang trên mình trọng trách thực thi pháp luật mà có lối hành xử như vậy không thể nào chấp nhận được, nó thể hiện sự tha hóa đạo đức của nhũng cán bộ này, đề nghị xử lý nghiêm minh để quyền con người được đảm bảo.
quang tien
 
Thay lời chê trách
Thương thay cô gái bán hoa
Bị công an bắt chẳng cho mặc quần
Bắt dang tay, chụp khỏa thân
Lời lẽ thì giống hung thần, gớm chưa?
May in tẹt nét nó đưa
Nếu không ai biết trong dưa có... giòi!
Thu Hương
 
Xem phim cấp 3 thực tế chứ thi hành pháp luật gì?
Qua những hình ảnh trên clip này, tôi thấy các anh công an đó đang cố tình yêu cầu cô gái cho xem những chỗ tế nhị trên thân thể cô gái chứ làm gì có kiểu làm việc này? Đây giống như các anh đang được xem phim cấp 3 thực tế. Buồn cho những người như thế này lại được khoác trên mình chiếc áo ngành để thực thi pháp luật. Tôi nghĩ Bộ Công an nên loại những con sâu này ra khỏi ngành rồi muốn xử lý gì xử lý.
VietGian
 
Chuẩn mực đạo đức và văn hóa của nhân viên thi hành công vụ?
Hành vi và thái độ của những người gọi là đang thi hành công vụ có đúng chuẩn mực công chức không? Không thể bắt người phạm pháp đứng lõa lồ dang tay chân chụp hình để nói là lấy bằng chứng được! Những việc làm này làm xấu đi hình ảnh và hạ thấp giá trị của người công chức nói chung cũng như chiến sĩ công an!
HOANG DIEU
 
Thật tội nghiệp
Thật tội nghiệp cho các cô gái này, vì nghèo nên mới như vậy. Còn các chú công an thật đáng phê phán. Nhưng rồi chỉ kiểm điểm cho qua, rồi các chú lại tiếp tục đi làm nhục phụ nữ. Những nhìn những hành động của các chú như vậy, thì không chấp nhận được về pháp luật cũng đạo đức.
Nhat Thuan
 
Đuổi ngay!
Tôi tình cờ xem được cái clip đó. Điều đầu tiên và duy nhất tôi muốn nói là đuổi ngay những người "thi hành công vụ" trong clip đó đồng thời xử lý hình sự đối với kẻ bắt cô gái phải dang tay, dang chân ra cho hắn "chụp kiểu ảnh". Không thể để loại người đó trong bộ máy Nhà nước sẽ chỉ làm ảnh hưởng xấu tới lòng tin của nhân dân mà thôi.
Minh Thùy
 
Phải xử lý triệt để
Công an là bảo vệ pháp luật. Nghiệp vụ mỗi ngành mỗi khác, nhưng cách hành xử một thiểu số nhỏ trong ngành đã làm: "Một con sâu làm rầu nồi canh" Những người như vậy nên xử lý triệt để, làm cho mọi người yêu mến và tin tưởng hơn. Mọi người cũng thật bình tĩnh, pháp luật sẽ xử lý nghiêm minh những thành phần này.
Bình
 
Hành động phải suy nghĩ
Thật đáng buồn cho những hành động thiếu suy nghĩ của các anh công an như vậy. Tôi ủng hộ những việc làm các anh, nhưng tôi không chấp nhận lời lí do "điện thoại bị hư, có thể thông tin rò rĩ từ đó". Để tự bào chữa và minh oan cho mình, các anh phải đứng lên nhận trách nhiệm của mình.

Trong hành động của một con người có ai dám tự nhận mình là người không có tội hay không, nếu không thì hãy tự xem lại mình. Cô gái cũng chính là lời nói tôi muốn chuyển đến cô. Sự sai lầm ai cũng có biết tha thứ và không làm sai nữa thì cô rất may mắn. Chúc cô luôn vui vẻ.
Trần Đức Tín
 
Ý kiến gì?
Tôi cảm thấy phụ nữ Việt Nam bị xúc phạm một cách nghiêm trọng, không biết Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có ý kiến gì?
Trần Mai Sơn

Hành động không thể biện minh
Nếu đúng như báo viết và như trong clip thì quả là thái độ làm việc xấc xược, vi phạm quyền con người. Cần phải loại ngay những người này ra khỏi ngành công an để làm gương cho kẻ khác.
Nguyen ND
 
Tôi thật sự bị shock
Tư cách của các công an như thế thì không xứng đáng đứng trong hàng ngũ. Qua sự việc "rò rỉ clip khi sửa điện thoại" như vậy mới thấy cách làm việc của các anh là đi sỉ nhục người khác, nếu không rò rỉ thì việc này còn tiến đến đâu nữa!
Nguyễn Hoa Việt
 
Các anh công an này đã có sai phạm nghiêm trọng
Vấn đề là các anh công an này đã có sai phạm nghiêm trọng khi "thi hành công vụ" chứ không phải trách người tung lên mạng. Nếu không có việc tung lên mạng thì làm sao Bộ Công An biết được nội bộ ngành có những hành vi kinh tởm đến thế.
VU AN
 
Buồn
Thật sự tôi đã được xem đoạn clip đó. Khi xem đến đoạn cô gái bật lên tiếng nấc, tôi chạnh lòng và cũng muốn ứa nước mắt. Ê chề quá. Tôi không bao giờ cổ súy cho "công việc" của cô gái này, song nỗi nhục nhã về thế xác của cô ấy có lẽ còn dễ chịu hơn sự chà đạp nhân phẩm của một cô gái xuống tận đáy của đáy xã hội.
Chỉ xét về mặt đạo đức mong lắm những con người đối xử với nhau đúng nghĩa của từ "Người". Có tội thì xử, không nên lăng mạ, làm nhục nhau đến mức thế. Tình & Lý xin hãy tôn vinh... Đề nghị xử lý nghiêm sự vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành.
Dang Anh Tuan
 
Chuẩn mực của người công an?
Người ta đã xấu, mấy chú công an này còn thể hiện mình xấu hơn họ, chưa biết vụ việc thế nào nhưng cứ thấy các chú xưng hô "mày, tao" với đối tượng, đúng là như vị luật sư đã nói "Hình ảnh trong clip thể hiện thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ không đúng mực của người được cho là công an". Mong vụ này sẽ không bị "chìm xuồng".
nguyen van
 
Biện pháp nghiệp vụ kỳ cục
Xem cái đoạn clip này tôi thấy cái biện pháp nghiệp vụ này kỳ cục quá. Chụp hình làm chứng cứ sao lại bắt người ta dang tay ra để chụp hình hay để mấy anh nhìn? Chụp hình ở truồng như vậy đâu có thuyết phục. Chẳng lẽ người ta không được quyền ở truồng trong phòng?
nguyen tai quang
 
Tại sao?
Về việc vi phạm pháp luật của các đối tượng đã rõ. Nhưng cách hành xử của các vị công an là không ổn. Qua đoạn video clip này thì thật là nhân phẩm phụ nữ còn tệ hơn... con thú. Gần đây báo chí đã phản ánh nhiều việc cán bộ công an, dân phòng... đánh dân trái pháp luật, nay qua đoạn video clip này thì tôi cũng đồng ý với các anh là dùng máy điện thoai di đông để chụp làm bằng chứng thì không sai. Nhưng sai ở chỗ là sao đoạn video clip này lại được tung lên mạng? Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ để có hương xử lý nghiêm khắc.
trương yến nhi
 
Hãy nhìn thẳng sự thật
Đây là một hành vi vi phạm pháp luật của những người biết pháp luật chứ không phải chuyện đùa. Bấy lâu nay có hiện tượng các cơ quản chủ quản thường làm "giảm nhẹ thiên tai" theo kiểu: "Với thông tin được phản ánh trên báo chí thì hành vi của các cán bộ chiến sĩ công an rất không ổn, không đúng chuẩn mực".

Tôi nghĩ với sự việc quá rõ ràng như vậy thì đơn vị chủ quản nên thẳng thắn nhận trách nhiệm chứ không nên vòng vo nữa.
khla
 
Không thể chấp nhận được
Trước khi đọc được thông tin này tôi không bao giờ nghĩ rằng nó lại được thực hiện bởi lực lượng công an, những người mang trên mình trọng trách thực thi pháp luật mà có lối hành xử như vậy không thể nào chấp nhận được, nó thể hiện sự tha hóa đạo đức của nhũng cán bộ này, đề nghị xử lý nghiêm minh để quyền con người được đảm bảo.
nguyễn văn minh

Thật đau khổ cho cô gái
Thật đau khổ cho cô gái bị làm nhục phải đứng dang tay ra cho các anh công an chụp hình, quay phim để nghiên cứu (làm mại dâm ở đâu? bằng cách nào? lớn hay nhỏ...), đến nỗi phải bậc khóc vì nhục.
BẠN ĐỌC
 
Cần xem lại đạo đức của mấy ông công an đó
Sau khi đã tìm ra được người quay đoạn video clip về những cô gái mại dâm, cũng là lúc giải tỏa mối nghi ngờ về đoạn video clip đó.

Trong một tình huống đã xảy ra đã không dám nhận những sai sót mà còn kiếm cách chối bỏ, hỏi có thật thà, trung thực không? Đâu có chuyện sau khi quay phim xong thì điện thọai bị hư phải đem đi sửa!?

Còn nữa: đã là cảnh sát hình sự thì phải biết để thông tin bị lọt ra ngòai thì hậu quả như thế nào?
nguyễn văn mẫn
 
Cho ra khỏi ngành
Theo tôi nên cho ra khỏi ngành những cán bộ chiến sỹ mất tư cách đạo đức như vậy, đồng thời nên xử lý kỷ luật thật nặng những cán bộ chiến sỹ này vì hành vi xúc phạm nhân phẩm của người khác. Tôi không hiểu tạo sao clip này lại bị "rò rỉ" nhưng giả sử nếu nó không bị "rò rỉ" thì sự việc này sẽ không bị phát hiện. Rồi liệu còn có những vụ việc nào khác tương tự như vậy mà không bị "rò rỉ" hay không? Tôi nghĩ ngành công an phải có biện pháp chấn chỉnh ngay trong hàng ngũ của mình để xem còn những cán bộ chiến sĩ thoái hoá biến chất hay không để có biện pháp kiên quyết xử lý.
Thái Minh Công
 
Đúng là chống chế!
À! Điện thoại đó bị hỏng nên đem ra tiệm sửa chửa mà. Bảo đảm lấy đó làm lí do đoạn video clip bị tung lên mạng. Đúng là chống chế!
Trần Hoàng Tân

Của ai ? Bao nhiêu ? Và ai giám ?


Có 3 câu hỏi đã được đặt ra sau Đại lễ 1000 năm: Chi phí cho Đại lễ hết bao nhiêu? Ai sẽ là người kiểm tra giám sát sự đúng-sai, hiệu quả, hay không hiệu của của những khoản chi này? Và số tiền đó là tiền của ai?
Dân đóng tiền và dân được biết
Câu hỏi thứ 3 đã được trả lời. Bộ trưởng Vũ Văn Ninh có văn bản gửi các đại biểu QH nói: Tiền cho Đại lễ là từ Ngân sách Trung ương, từ Ngân sách địa phương, là tiền hảo tâm đóng góp các cá nhân, tổ chức….Tiền ngân sách đương nhiên là tiền thuế do nhân dân đóng góp. Và tiền hảo tâm nào thì cũng là tiền của nhân dân và việc sử dụng không đúng, hoặc lãng phí, ngoài trách nhiệm trước nhà nước, trước pháp luật, còn có tội trước mồ hôi nước mắt của đồng bào.
Đại biểu QH Nguyễn Lân Dũng đã chính thức gửi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị xác định lại thông tin rằng “chi phí cho Đại lễ lên đến 90.000 tỷ đồng và việc  mua 2.000 viên rubi từ châu Phi để lắp mắt cho 1.000 con rồng dùng làm tặng phẩm”. Bộ trưởng Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch đã có 7 phút trả lời trước QH. Bộ Tài chính có hẳn văn bản trả lời. Cả Bí thư Thành uỷ lẫn Chủ tịch UBND TP Hà Nội đều đã được hỏi rất nhiều lần, cùng với một câu “Chi phí Đại lễ hết bao nhiêu?”. Nhân dân quan tâm đến câu chuyện tiền nong cho Đại lễ và họ được quyền biết. Các vị đại biểu dân cử được quyền hỏi. Và, báo chí được quyền thông tin về khoản tiền này. Đây là một đòi hỏi chính đáng trong một xã hội mà cả Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn khẳng định sự minh bạch chính là một trong những biện pháp hữu hiệu chống tham nhũng và là chìa khoá làm trong sạch bộ máy nhà nước.
Có món quà nào dành riêng cho Chủ tịch?
Tuy nhiên, Đại lễ đã qua được hơn 1 tháng, chưa có bất cứ ai, dù là người đứng đầu Chính phủ, được biết số tiền thực chi cho Đại lễ là bao nhiêu. Nhân dân chỉ được khẳng định rằng cả Thành phố, lẫn các bộ, ngành đều đã “rất tiết kiệm”. Bộ trưởng Hoàng Anh Tuấn thì khẳng định nói 4-5 ngàn tỷ cho Đại lễ là không phải. "Bộ đã rất tiết kiệm, từ đầu năm đến giờ số chi so với dự toán mới đạt 57,5%, số thực chi mới 88 tỷ đồng. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh thì đưa ra một con số cụ thể hơn, rằng: Thủ tướng đã duyệt cấp 218,4 tỷ đồng. Và “Các khoản chi từ ngân sách các địa phương, trong đó chủ yếu là Hà Nội, thẩm quyền quyết định chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước do HĐND, UBND địa phương quyết định”.
Lãnh đạo TP Hà Nội bác bỏ thông tin chi phí cho Đại lễ lên đến 94 ngàn tỷ đồng, chiếm đến 1/10 GDP như tin đồn. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nhận định con số này “không có cơ sở hay căn cứ gì cả”. Và “Đại biểu nghe thấy thế thì nói thế, chỉ là cảm tính, không định lượng”. Nhưng con số cụ thể là bao nhiêu thì còn phải đợi…tổng hợp. Đến bao giờ tổng hợp xong thì chưa rõ. Bởi ngay cả câu hỏi đơn giản về vấn đề dự toán ban đầu là bao nhiêu, dù được các nhà báo kiên trì nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng Chủ tịch Hà Nội đã không đưa ra câu trả lời nào. Ông thậm chí còn nhấn mạnh “không bình luận gì khi đang quyết toán”, và đề nghị “đừng hỏi thêm về cái đó nữa”. Các nhà báo sau đó đã viết công khai rằng: Người đứng đầu chính quyền Thủ đô cũng im lặng trước câu hỏi: “Có rất nhiều quà tặng được gửi đến nhân dịp Đại lễ, có món quà nào dành riêng cho Chủ tịch thành phố?”.
Kinh phí chi cho Đại lễ là bao nhiêu có thể ngài Chủ tịch chưa biết, vì còn phải chờ… tổng hợp. Nhưng chuyện “dự toán ban đầu” yếu tố bắt buộc phải có đối với bất cứ khoản chi nào dùng tiền ngân sách chẳng lẽ ông cũng không thể công khai?
Nếu như câu hỏi cụ thể về con số chi phí mà còn khó trả lời thì câu hỏi hiệu quả, nhất là đối với những khoản mục rất khó đánh giá như “Công tác tuyên truyền” thì còn khó biết nhường nào. Và ai, bao giờ sẽ đứng ra kiểm tra, giám sát để xác tín trước nhân dân rằng những khoản chi đó thực sự tiết kiệm, thực sự hiệu quả, thực sự minh bạch?
(Nguồn: tuanddk ) 

Friday, November 19, 2010

CHỊ DƯƠNG HÀ




 
Dương Hà và Hà Vũ
Nguoi buon gio
 


Hôm trước vì đọc loáng thoáng không kỹ bài viết có nhan đề

http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/binh-luan/cồn-dầu-“vụ-nổ-lớn”-bắt-cu-huy-ha-vu/

Của tác giả Trần Trung Luận trên trang Nữ Vương Công Lý, trong bài này tác giả có đặt giả thuyết về chuyện chị Dương Hà vợ anh Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực. Tôi Người Buôn Gió đã không đọc kỹ, nghe thành tin chị Hà tuyệt thực thật.

Dẫn đến trong bài viết của tôi có nhan đề " Chị Dương Hà'' có đưa tin '' nghe tin chị Hà tuyệt thực''. Thông tin này khiến chị Hà phải bận rộn vì nhận được quá nhiều lời hỏi thăm của mọi người. Làm nhiều người khác phải lo lắng.

Tôi thành thật nhận lỗi đã vội vàng, không xem kỹ, làm mọi người hiểu nhầm. Với một blog như tôi thì chuyện nhầm lẫn này không thể xuê xoa được. Bởi vậy cùng với lời xin lỗi thành khẩn gửi đến các bạn đọc, tôi tự xin ngừng viết 15 ngày để nhắc nhở mình cẩn trọng cho những lần sau. Đây thật là một bài học đáng nhớ cho tôi.

Hôm nay tôi có gọi điện cho chị Hà, được biết chị rất vẫn mạnh khỏe, chị cũng cố gắng giữ gìn sức khỏe vì biết phải lo cho anh Vũ nhiều việc. Chị không trách việc tôi viết nhầm, nhưng cũng dặn dò phải cẩn trọng khi đưa tin, viết bài .

Xin lỗi chị Hà và các cháu, cũng như toàn thể những ai đã quan tâm đến anh Vũ và gia đình.

Đây là một sai lầm tệ hại đối với người cầm bút, rất mong được sự châm chước của mọi người.


Một lần nữa, Người Buôn Gió thành khẩn xin lỗi mọi người.




NGƯỜI BUÔN GIÓ

Hôm qua được tin chị Hà vợ anh Vũ tuyệt thực.
Thiên hạ biết nhiều về anh Vũ qua những gì anh đã làm cho xã hội, nhưng chị Hà thì ít. Bởi chị phải lo kiếm tiền, nuôi dạy hai đứa con, trông nom nhà cửa, văn phòng, công việc. Có lần mình đến chỗ chị, thấy chị bận rộn tíu tít, điện thoại , khách khứa mấy đám. Chị nhìn thấy mình than vãn luôn.
- Đấy em xem chị bận bao việc, cái ông kia có làm gì giúp đâu, bây giờ chỉ suốt ngày đơn khiếu nại với chính phủ, giờ lại đang viết đơn đấy.
Hôm mình được về, nghe vợ kể lúc mình trong đó, vợ mình chạy ngược xuôi tìm nơi giúp đỡ, sau cùng tìm thông tin trên mạng chỉ thấy văn phòng luật CHHV là có thể nhận giúp. Vợ mình đến đó gặp chị Hà trình bày xin giúp. Anh Vũ và chị Hà nghe xong, quay ra trao đổi bằng tiếng Pháp, tưởng vợ mình không biết, nhưng  vợ mình nghe loáng thoáng cũng hiểu. Chị Hà nói anh Vũ là chuyện ai còn có thể từ chối, nhưng chuyện mấy đứa thanh niên này ( ý nói mình, cái Trang, mẹ Nấm) thì kiểu gì cũng phải nhận không tội nghiệp chúng nó. Hai người nói chuyện nhất trí xong, mới quay sang bảo vợ mình là phải làm hợp đồng theo đúng luật, văn phòng sẽ lấy mức giá thấp nhất, còn chuyện tiền bạc nếu vợ mình chưa có thì cứ để đó tính sau cũng được. Vợ mình khóc, nói còn con nhỏ, lại còn phải đi làm, giờ không biết thời gian sắp xếp thế nào để qua lại lo việc. Chị Hà nói riêng với em thì cứ gọi cửa nhà chị , kể cả nửa đêm chị cũng tiếp em. Trường hợp của em chị sẽ ưu tiên đặc biệt.
Hôm sau vợ mình chưa kịp đến làm hợp đồng bào chữa thì mình được về. Cảm cái tình nghĩa của chị Hà, mình đến cảm ơn. Khi nghe mình xưng tên, chị sững sờ ngắm mình, mắt chị rơm rớm , chị kéo vào nhà  rót nước rồi hỏi han mấy ngày trong đó người ta cho ăn uống, đối xử thế nào. Vừa nghe chuyện mình chị vừa thở dài xót xa. Đúng là phụ nữ cảm tính, không như anh Vũ cứ oang oang luật thế này, luật thế kia.
Có hôm mình qua chơi, chị Hà bận rối rít, chị chỉ mấy người nông thôn đang ở văn phòng chị nói
- Chị nhiều việc lắm, em nhìn kìa, dân người ta bị lấy đất không còn gì để sống, khổ ơi là khổ.
Mình nhìn theo thấy mấy mấy người nông dân ăn mặc tồi tàn, chân họ đi đôi dép nhựa lê còn rách, quần áo sờn cũ. Họ lơ ngơ còn không biết mở cái cửa kính như thế nào. Chị nói
- Đấy dân còn bao nơi oan trái kêu cứu, cái ông kia toàn chuyện lớn đâu đâu, bảo phụ cùng để làm những cái thiết thực trước mắt đây này, cho dân đây này thì không làm, đơn từ với chúng nó ăn thua gì đâu mà cứ mải mê.
Đang nói thì đứa con vào bảo chuyện học hành gì gì nữa, chị quay sang nói cách giải quyết với con. Mình thấy chị bận quá bèn chào chị, chị có vẻ muốn giữ mình nói chuyện nhưng lại bận quá nên cứ ngập ngừng, mình ra cửa chị đi theo nói
- A dạo này còn viết gì không, chị thích đọc Đại Vệ của em lắm đấy. Dạo này chị bận quá cũng chả có thời gian xem mạng.
Chào chị xong, nghĩ nhân tiện sang phòng anh Vũ chơi. Phòng anh Vũ cách phòng chị Hà một phòng. Anh Vũ thấy mình vào nói một thôi một hồi .
- Đm tao nói cho mày nghe, đã là vì đất nước thì phải nói, chứ nếu có sao tao mất nhiều chứ, đm tao có công việc, có tiền, có danh dự của gia đình. Tao có phải thằng lông bông ngoài đường đâu. Có đứa bảo tao làm chính trị, đm nó chứ, làm chính trị ở cái nước này thì chỉ có vào Đảng. Còn ở ngoài mà nói thì làm đéo có thằng nào làm được đâu, toàn bị cho là chống phá bỏ tù hết. Cái ở đây là mình đứng trên địa vị người dân yêu nước, mình phải nói những gì mà thấy nguy hại cho đất nước. Tao đéo đảng phái nào hết, thằng nào làm sai là mình phải nói cho nó chừa đi, thế dân mới đỡ khổ, nước mới mạnh được.
Gia đình nhà Hà Vũ mang chút hơi hướng cái nếp sống thưở xưa của những ông đồ, ông tú. Chồng thì mải mê bàn chuyện thế sự đao to búa lớn, vợ thì tần tảo ruộng vườn, con gà con lợn. Tất nhiên thời nay thì chị Hà không nuôi gà hay làm ruộng, nhưng kiểu chị chăm lo việc gia đình, thu nhập thì cũng tương tự như thế.
Hôm nào vợ mình đến nhờ chị giúp , hôm nay lại đến lượt chị, không biết chị nhờ ai để giúp cho chồng mình, người ta có hết lòng như chị đã hết lòng giúp cho người vợ khác không ?. Mình chẳng là gì để giúp được chị, nghe thấy chị đang tuyệt thực vì chuyện của chồng chị mà buồn ê chề.
Lại nghe chuyện thiên hạ đồn thổi, nào là anh Vũ là dây của ông Tổng, ông nọ, ông kia. Thật là thiên hạ vô cùng, chỉ nhìn mấy cái ảnh mà luận đủ kiểu. Nếu anh Vũ có dây như thế thì bây giờ anh ý đã là bộ trưởng văn hóa rồi chứ chả cần ra tổ dân phố lấy ý kiến. Mà thực chất chuyện anh ý ra ứng cử bộ trưởng anh ý đâu có hoang tưởng đến mức sẽ được chấp nhận. Có điều anh Vũ làm thế để thực tập cho thiên hạ biết về luật pháp, hiến pháp công dân có quyền được làm thế.
Thôi thì kệ thiên hạ, mỗi người đưa ý kiến có động cơ riêng, yêu mến, thù ghét, ganh tị mỗi người một kiểu. Mình chỉ quý anh Vũ thẳng tính và chị Hà sống rất tình cảm, một người vợ chiều chồng, một người mẹ yêu thương con và một người phụ nữ sẵn sàng chia sẻ tình cảm, giúp đỡ với những người phụ nữ khác như vợ mình hay mấy chị nông dân nghèo khổ.
Cầu mong cho chị được bình an, lúc nào cũng nhớ tấm lòng của chị với gia đình em lúc em hoạn nạn.
Người Buôn Gió

TỔ QUỐC RÙNG MÌNH TRONG CƠN NHẬU NHẸT

Còn ai kêu cho những cây thông không biết nói
Khi nhà thơ bị bóp cổ nghẹn lời
Rừng nguyên sinh vung lưỡi rìu quỉ đói
Rắc rắc cây xô cốc chạm quỉ vang cười
Chúng nó nhậu từng cánh rừng giải núi
Từng khoảng trời miệt đất lòng khơi
Nhậu tất cả từ Vua Hùng để lại
Nhậu đến nàng Tô Thị rã thành vôi
Chúng nó nhậu trên thân em trinh bạch
Trên lưng mẹ già còm cõi một đời bom
Con mất xác dưới chân thành Quảng Trị
Mẹ khoét hầm nuôi tiếp biết bao con
Kìa mẹ về run rẩy dưới mưa tuôn
Qua cửa vi-la thấy đàn con ngồi nhậu
Những đứa con thoát chết vụ khui hầm
Đang tưng bừng nâng cốc tụng nhân dân
Tổ Quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt
Có nghe chăng con cháu ngợi ca Người
Và hạ bút ký hợp đồng cái rẹt
Hợp đồng này giầu đẹp lắm Người ơi !

Đà Lạt 1993
Bùi Minh Quốc

Thursday, November 18, 2010

Phó Chủ tịch tỉnh Khánh hòa không thích bị chê

Trở lại chủ đề Người Việt không thích bị chê thấy sáng nay TTO đăng bài về vụ bãi biển Nha trang bị tạp chí National Geographic xếp loại tồi, bác Phó CT tỉnh nhà ta coi bộ nóng máu, bị chê là chịu không được, sao vậy cà ? sao không nhìn nhận một cách khách quan để mà làm cho nó tốt hơn, vì người ta nhận xét là khách quan chớ có phải thằng nào nó loppy hay đi đêm với NG để làm mất uy tín Nha Trang đâu, tư duy của lãnh đạo mà rất trẻ con, rất đàn bà, bởi vậy khó phát triển cũng có phần tại cái tính này:

6 tiêu chí đánh giá

Đây là năm thứ 7 tạp chí National Geographic tổ chức bình chọn những điểm đến trên thế giới. Năm nay National Geographic chọn 99 bãi biển trên thế giới để xếp hạng. Các chuyên gia tham gia bình chọn là những người nổi tiếng trong các lĩnh vực như bảo tồn lịch sử... Mỗi chuyên gia chỉ đánh giá một điểm du lịch mà họ quen thuộc, hiểu rõ nhất, theo 6 tiêu chí: chất lượng môi trường và hệ sinh thái; sự nguyên vẹn của xã hội và văn hóa; chất lượng và điều kiện bảo tồn của những công trình xây dựng lịch sử và khu khảo cổ học, sự lôi cuốn về mỹ học, chất lượng quản lý du lịch và tầm nhìn cho tương lai.

 Còn đây là nhật xét/bình luận của độc giả TTO cho bài viết bên dưới:


Vẫn là sự ô nhiễm
Tôi ở Kiên Giang, có dịp nghỉ hè, bức xúc về biển quê mình nên chọn biển đẹp Nha Trang cho gia đình.Đến phố biển sụp tối,sáng sớm hôm sau gia đình tắm biển, vui vẽ chả thấy gì! 8 giờ sáng đi cáp treo sang đảo nhìn trên cao thấy các dòng...rác chảy. Thế là gia đình bảo nhau, thôi không tắm biển nữa..!
Tôi nghỉ khách nước ngoài bỏ tiền đi du lịch chắc..khó tính hơn gia đình tôi nhiều.

Phạm Hồng Thao

Cải thiện bộ mặt du lịch
Là một người dân Nha Trang, tôi thấy buồn trước thực trạng bãi biển quê mình. Tôi xin góp ý rằng nên để con đường Trần Phú chạy dọc bãi biển thành đường chỉ dành cho đi bộ, còn biến trục đường Lê Lợi-Pasteur-Trần Hưng Đạo-Hùng Vương-Trần Quang Khải thành đường xe cơ giới thay cho đường Trần Phú thì may ra mới cải thiện được bộ mặt du lịch biển Nha Trang.

Love VN

Nếu người ta nói đúng thì nên sửa
Những gì người ta chỉ ra mà đúng thì nên sửa và cố gắng sửa. Tôi cũng có thấy như vậy thật và nếu còn thấy các gì khác mà tệ thì cũng nên sửa. Vì sau khi sửa thì mọi sự sẽ tốt hơn - ăn được du lịch lâu dài hơn vì thấy tốt thì du khách sẽ quay lại nhiều lần. Làm thế nào để khi người ngoại quốc nghĩ đến đi chơi biển thì phải là biển Nha Trang thay vì Bali - Tại sao người ta nghĩ đến Bali? Không phải tự nhiên đâu.

Tuong Nguyen

Cải tạo bãi biển, xây dựng hợp lý Thay vì dành tâm huyết để "đòi hỏi công bằng" cho biển Nha Trang thì chúng ta nên dành thời gian, công sức, tiền bạc đó để cải tạo lại bãi biển, xây dựng cho hợp lý... Nếu làm tốt, một ngày nào đó, Nha Trang sẽ trở thành bãi biển muốn đến nhất...

La Vũ

Hậu quả tất yếu
Những người bạn ở Nha Trang của tôi rất tự hào về thành phố của mình và họ rất khó chấp nhận điều này. Trước đây, khi tôi nói với họ điều này, họ rất khó chịu. Phải thừa nhận Nha Trang được thiên nhiên ưu đãi nhưng nó phát triển rất tự phát, không thể hiện được khả năng quản lý, điều hành, định hướng của các cấp, các ngành địa phương.

BU HUNG

nước đến chân mới nhảy ???

tôi thấy đúng như báo nói,tình hình bãi biển Nha Trang có quá nhiều bất cập. Nó đã xảy ra cách đây nhiều tháng,nhưng vẫn không thấy các cấp chính quyền nói hay làm gì, đề nghị các cơ quan nhà nước hãy làm "sạch" bãi biển Nha Trang nói riêng và các bãi biển nói chung. Đây là bài học rút ra mong các cấp chính quyền đón nhận,người nước ngoài vào VN du lịch,chúng ta đừng nên tạo ấn tượng xấu trong mắt bè bạn,nhất là trong vấn đề ô nhiễm.

lê vũ hồng đạt


Im lặng và sửa chữa là tốt nhất

Quản lý không tốt, nhưng khi bị chê thì viện lý do hoặc giãy nảy lên, đó là kiểu phảnn ứng cũ rồi. Nên im lặng và sửa chữa là tốt nhất, càng phản ứng thì càng làm dư luận chú ý đến cái xấu của mình, lại càng ảnh hưởng nhiều hơn mà thôi.

Tuan

Phản hồi
Hãy xem đó như bài học để nhìn lại việc phát triển du lịch biển.

Phong

dù cho họ nghĩ phiến diện như vậy, nhưng hãy nhìn lại mình
Tôi chưa được xem bài báo ấy, cũng chưa một lần đến Nha Trang. Có lẽ họ đã không có cái nhìn đầy đủ về Nha Trang, nhưng tôi nghĩ, dù cho có 10 điều tốt mà chỉ cần để xảy ra một vài cái xấu thì cái xấu ấy sẽ đập ngay vào mắt người nhìn thấy làm họ quên ngay những cái tốt đang có. Hãy đọc những bài đã viết được liệt kê ngay bên dưới bài viết này của báo tuổi trẻ online này là sẽ thấy ngay thôi: "Tiếc cho biển Việt Nam", "người nước ngoài bức xúc, sao mình thờ ơ" và "Bãi biển Nha Trang: nhiều cống nước dơ".

nguyễn văn danh

Sai thì sửa, làm chưa tốt thì làm cho tốt hơn
Sai thì sửa, làm chưa tốt thì làm cho tốt hơn đi. Việc gì mà người ta động đến một cái là giãy như đỉa phải vôi vậy. Nếu im lặng có lẽ tốt hơn đấy.

Vo
(Hết trích)
 
Bãi biển Nha Trang "tồi nhất": Nhiều thông tin sai sự thật
TT - Sau khi một tờ báo điện tử có đăng tải thông tin bình chọn của tạp chí National Geographic xếp bãi biển Nha Trang thuộc loại bãi biển “tồi nhất” (dựa trên tiêu chí phát triển bền vững, bảo vệ môi trường...), ông Lê Xuân Thân - phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho rằng cần phải xem xét lại một số vấn đề phản ánh trong bản tin này.
Khách nước ngoài trên bãi biển Nha Trang - Ảnh: CÔNG ANH
Ông Lê Xuân Thân nói: “Tôi đã đọc được thông tin Nha Trang bị xếp loại bãi biển “tồi nhất”, từ “tồi nhất” để trong dấu ngoặc kép không biết là có ý gì. Tiêu đề là bãi biển tồi nhất, nhưng nội dung đưa là “thành phố biển tồi nhất”, nên tôi chưa thể hiểu rõ tạp chí National Geographic và báo điện tử đăng tải lại muốn nói gì”.
Ông Thân còn nhấn mạnh: “Thông tin đưa sai sự thật khi nói bãi biển Nha Trang đang chịu áp lực mạnh mẽ từ việc phát triển thương mại quá nóng, rất nhiều nhà hàng và khách sạn xây dựng bất hợp lý dọc bãi biển”.
Ông Thân khẳng định sẽ có ý kiến chỉ đạo đơn vị chức năng xem xét bản dịch đăng trên tờ báo điện tử có chính xác không, đồng thời có văn bản gửi tạp chí National Geographic về việc đưa ra những nội dung không đúng sự thật.
Ông Lâm Duy Anh Cường - chủ tịch Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa - cũng nói đã đọc được bản gốc của tạp chí National Geographic. Qua đó cho thấy các thông tin đăng trong tạp chí này không chính xác và thiếu toàn diện.
“Tôi thấy lượng phát hành của National Geographic rất lớn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch Nha Trang. Chúng ta cần làm rõ vấn đề này để đòi lại công bằng cho Nha Trang nói chung và VN nói riêng” - ông Cường nói.
VĂN KỲ

Phản biện ?





http://the-rebuttal.com/wp-content/uploads/2010/07/opinion.gifỞ Việt Nam mấy năm gần đây có từ “phản biện” mà theo tôi là hơi khó hiểu. Tìm mãi trong các từ điển tiếng Việt để có một định nghĩa chuẩn mà không thấy. Còn trên báo chí thì hình từ này càng ngày càng phổ biến. Nhưng nếu không hiểu nó là gì thì e rằng sẽ dẫn đến lạm dụng và nói sai.
Chúng ta vẫn thấy trên hệ thống truyền thông, có những ý kiến trái ngược nhau.  Nói theo dân gian là “Chín người, mười ý”. Đó là chuyện bình thường, vì tranh luận là cần thiết cho sự tiến bộ xã hội.  Những ý kiến đối nghịch nhau về một vấn đề nào đó có khi dẫn đến một ý tưởng mới và có ích.  Chẳng hạn như qua những tranh luận về giáo dục và triết lí giáo dục, nhóm Cánh Bườm cho ra đời bộ sách giáo khoa mới.  Thế nhưng vấn đề tôi muốn nói là hình như chưa có một định nghĩa chuẩn cho hai từ phản biện. Đọc 3 bài về phản biện trên Tuần Việt Nam (dưới đây) tôi vẫn chưa hình dung ra một định nghĩa phản biện là gì.
Phản biện hiểu theo tiếng Việt có lẽ không giống như những gì báo chí viết.  Phản là nghịch lại, chống lại.  Chúng ta có những từ như phản bội, phản công, phản đối, v.v… Còn biện là giảng giải, bày tỏ, và vì thế chúng ta có biện bạch, biện minh, biện chứng, v.v… Nếu ghép hai từ đó với nhau, tôi “dịch” phản biện là biện luận chống lại, hay biện luận nghịch, lí giải nghịch.
Hiện nay, trong hoạt động khoa học, người ta có những “hội đồng phản biện”, mà trong đó các chuyên gia phê bình, góp ý cho một đề cương nghiên cứu khoa học. Hai chữ “phê bình” ở đây bao gồm những ý kiến “tích cực” (khen, hay chỉ ra cái hay của công trình) và ý kiến “chỉ trích” (như chỉ ra những khiếm khuyết của nghiên cứu).  Nhưng dựa vào định nghĩa trên, tôi nghĩ không nên dùng chữ phản biện.
Phản biện dịch sang tiếng Anh là gì? Chưa thấy ai dịch cả.  Trong khoa học, những hoạt động bình luận bài báo khoa học được gọi là peer review.  Peer review bao gồm khen, chê, góp ý, cho ý kiến có nên đăng bài báo hay không, v.v… Những người ngồi trong hội đồng đó được gọi bằng nhiều danh, nhưng tiêu biểu là “Review Panel”.  Vì thế tôi dịch peer review là bình duyệt (tức là phê bình và xét duyệt), chứ không phải phản biện vốn hàm ý nói “phản bác”.
Do đó, tôi nghĩ không nên gọi “Hội đồng phản biện” mà nên gọi là “Hội đồng bình duyệt”.  Còn hai từ “phản biện” mà người ta dùng trên báo chí hiện nay có lẽ là bình luận hay góp ý thì đúng hơn, cũng giống như các mục Opinions hay thấy trên báo chí phương Tây.

(Nguồn: nguyenvantuan.net)

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA.

Bài này cũng hơi cũ rồi, nhưng chủ đề không bao giờ cũ, nguồn của KC08:


Tôi đang bận, phải hoàn thành gấp “trả nợ” 5 báo cáo và chuyên đề, trước khi đi công tác ở nước ngoài, nhận được yêu cầu của Tạp chí Cộng sản đặt bài viết liên quan đến tiêu đề “nhân tài và trí thức”. Từ chối thì khiếm nhã mà cất công viết lại phân vân không biết nên viết cái gì, như thế nào để thể hiện chính kiến của mình, được Ban biên tập chấp thuận và đặc biệt là người đọc cùng cảm thông, chia sẻ không phải là việc đơn giản trong bối cảnh xã hội còn nhiều nhiễu nhương như ngày nay.

Tôi chợt nhớ đến tâm sự gần đây của vị GS khả kính, có lần được Ban tổ chức hội thảo tha thiết mời viết bài tham luận. Ông thu xếp công việc, dành thời gian, suy nghĩ, tâm huyết, thể hiện hết lòng mình trong bài viết nhưng vừa gửi đi, được Ban tổ chức hội thảo hồi âm, xin đừng tham luận vì quan điểm của GS sẽ gây khó cho Ban tổ chức!? Tôi hiểu và chia sẻ cảm thông với tâm trạng thất vọng của vị GS uyên bác có chính kiến này vì ngay từ thời xưa, Nguyễn Khuyến đã từng viết:

“Câu thơ viết, đắn đo chẳng viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

Thế hệ ngày nay, chắc nhiều người biết Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu, ông ghi nhận về trí thức “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống cấp.” Theo tôi hiểu, hiền tài là nguyên khí của quốc gia, đấy chính là khát vọng của cả dân tộc, sức sống của mỗi quốc gia. Nếu nói theo nghĩa đen của Đông y, “nguyên khí” không mùi, không màu, không vị nhưng con người không có nguyên khí là con người chết. Ngay từ khi còn nhỏ, mới cắp sách đến trường, tôi đã được các thày cô dậy về lòng tự hào quê hương Thái Bình đã sản sinh ra nhà bác học, nhà giáo Lê Quý Đôn, ông đã có những nhận định trở thành chân lý cho mọi thời đại “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng” có nghĩa là đất nước muốn hưng vượng phải nhờ vào trí thức.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí thức cho đến nay vẫn chưa định hình. Hiền tài đương nhiên là trí thức. Người xưa, quan niệm trí thức là người được học rộng, biết nhiều, có trình độ đào tạo cao hơn mặt bằng chung của xã hội. Theo từ điển :”Trí thức là người sử dụng trí tuệ làm việc, nghiên cứu, phản ánh, dự đoán hoặc để hỏi và trả lời các các câu hỏi liên quan hàng loạt những ý tưởng khác nhau”. C.Mac định nghĩa :” Trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào”.

Ngày nay, theo quan điểm chính thống, trí thức là những người lao động trí óc. Thái độ của trí thức là thước đo sự tiến triển của chế độ. Gs Cao Huy Thuần đại học Picardie (Pháp) định nghĩa :“Ai đánh thức không cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức bất kỳ họ là ai”. J.P.Sartre, triết gia lừng danh người Pháp đã nói “Nếu ai đó chế tạo ra quả bom nguyên tử, thì người đó là bác học, chỉ khi nào ông bác học ý thức được cái khí giới giết ngươi ghê gớm ấy, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, lúc đó ông ta là trí thức”.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Đông-Tây, kim-cổ người có thực tài và là người trí thức chân chính đều có “mẫu số chung” trong cách ứng xử với xã hội và tầng lớp cầm quyền. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng. Thời Tam quốc chí, Lưu Bị được lên làm vua cai trị nước Thục nhờ sáng suốt biết thu phục nhân tâm và trọng dụng người tài. Điển hình là ông đã 3 lần thực tâm lặn lội (tam cố thảo lư) đến mời Gia Cát Lượng về hợp tác với mình. Tần Thủy Hoàng vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên có công thống nhất đất nước nhưng cai trị đất nước bằng bạo quyền, đốt sách, phỉ báng trí thức cho nên chỉ được thời gian ngắn nhà Tần đã suy vong.

Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà nguồn hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có, tri thức sẽ nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức lãnh đạo biết khơi dạy, hòa đồng cùng với nhân dân xả thân vì nghiệp lớn. Bài “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt xác định chủ quyền của đất nước “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” hay bản hùng văn lịch sử của Nguyễn Trãi :”Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các tiền nhân biết coi trọng và sử dụng trí thức là các nhà quân sự, nhà tư tưởng chiến lược của thời đại.

Mặc dù chế độ phong kiến chỉ cho phép sĩ phu tiến thân trong chốn quan trường nhưng các bậc trí thức hiền tài khi thấy ý kiến của mình không được Vua tôn trọng, đã sẵn sàng rũ áo, từ quan về ở ẩn. Ông Chu Văn An nổi tiếng là bậc Thánh hiền, ngay khi đỗ Thái học sinh, ông từ chối làm quan, không màng danh lợi về quê mở trường dạy học có nhiều môn sinh. Vua Trần Minh Tông biết tài của Chu Văn An mời ông vào triều dạy học cho thái tử và các con đại thần. Đến đời vua Trần Dụ Tông thấy nhiều đại thần xung quanh Vua là nịnh thần, tham quan, nhà giáo Chu Văn An đã dũng cảm dâng sớ, hạch tội và xin chém 7 kẻ tội thần. Vua không nghe, ông liền treo ấn, từ quan về ở ẩn. “Thất trảm sớ” nổi tiếng của nhà giáo Chu Văn An vẫn còn được truyền tụng mãi đến muôn đời sau. Thời Vua Quang Trung, biết rõ Ngô Thời Nhậm có tật nhưng vẫn sử dụng vì biết ông ta có tài. Tiếc thay, bậc minh quân tài giỏi như vua Quang Trung lại đoản thọ nên nghiệp lớn vẫn còn dở dang.

Năm 1930, thời kỳ đầu của cách mạng, tư tưởng của một số người có thẩm quyền xuất phát từ nền kinh tế “tiểu nông” lạc hậu, nên đã ấu trĩ đề ra chính sách sai lầm coi trí thức như kẻ thù cần đả phá với khẩu hiệu “ Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Thời thế tạo ra anh hùng. May mắn cho dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh xuất hiện với tư duy, tầm nhìn sáng suốt, khôn ngoan nhờ tích lũy và sàng lọc theo thời gian trong những năm tháng lăn lộn ở xứ người đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, một nhân tố cực kỳ quan trọng để gọi dạy sức mạnh đoàn kết dân tộc, từ bỏ cuộc sống “nhung lụa”, bất chấp hiểm nguy, vào bưng, ra chiến khu đi theo kháng chiến tiêu biểu như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Hữu Thọ vv…Khi thành lập Chính phủ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công thư “Tìm người tài đức” đăng báo để công khai, minh bạch vì Bác sợ rằng “không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những người tài đức không thể xuất thân”. Bác Hồ đã làm công tác cán bộ trên cơ sở dựa vào thành ý và minh tâm của dân để tuyển chọn và sử dụng người tài, chứ không cho rằng công tác tổ chức là chỉ thuộc về Đảng, làm trong nội bộ Đảng rồi đưa ra thuyết phục, thường là áp đặt, để dân chấp nhận.

Sau này, một số người có thẩm quyền với cách nhìn hẹp hòi, thiển cận về lý lịch, thành phần đã chuyên quyền, bỏ qua không đào tạo và sử dụng nhiều người có năng lực cần thiết cho công cuộc tái thiết đất nước. Họ chưa thấm nhuần lời dậy của Hồ Chủ Tịch: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý”. Ngày nay, cơ chế và tuyển chọn cán bộ vẫn còn “chuyên quyền”, dễ thấy nhất là sự hẹp hòi, thiển cận không dám dùng và không biết dùng những người có thực tài ngoài Đảng. Thời đại ngày nay, do nền kinh tế thị trường, những trí thức có năng lực thực sự và tự trọng cao, không còn chí thú theo đuổi, cố bám vào cái ghế quyền lực để tiến thân. Có những lúc các cụ ta phải kêu lên:

“Nhân tài như lá mùa thu

Tuấn kiệt như sao biển sớm”

Đó là lúc báo hiệu đất nước sẽ suy vong, lòng người ly tán. Nếu dùng hình ảnh về “hiền tài”, ta thấy tre rừng thì rất nhiều lại mọc cheo leo trên sườn núi, oái oăm thay cây tốt nhất, to và thẳng nhất thường mọc ở giữa bụi rất khó tìm, khó chặt và khó mang về nhà hơn là các cây tre bao quanh cong queo, thậm chí lại có mắt sâu. Bởi vậy, nhiều người cho rằng, nếu Đảng và Nhà nước không có cơ chế tuyển chọn công khai, minh bạch (trí thức thích thi thố tài năng) và chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc thích hợp thì rất khó tuyển chọn được những người hiền tài cho đất nước. Người được tuyển chọn trong vòng luẩn quẩn “chuyên quyền” đó, dễ dẫn đến một số người lọt vào “mắt xanh” của Đảng nhưng lại không đủ tâm và tầm để sử dụng nguồn nhân lực có trí tuệ, người giúp việc tài giỏi hơn mình.

Cổ nhân đã dạy :”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Người khôn học kinh nghiệm lịch sử, kẻ dại học kinh nghiệm bản thân. Thời xưa, có những nhà vua anh minh đề ra chức “Gián quan” được miễn tội chém đầu để can ngăn những việc không đúng, không nên làm của Vua. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý phải biết làm phản biện chính là hình ảnh của “gián quan” thời xưa nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức.

Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.

Tôi được nghe kể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đến thăm chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Câu đầu tiên Đại tướng hỏi Thủ tướng là về dự án bauxite Tây Nguyên. Thủ tướng chân tình, giải đáp ý kiến của Đại tướng đã được Chính phủ nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu, Bộ Chính trị cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Có thể nói người phản biện dự án bauxite Tây Nguyên, nhà trí thức lão thành cách mạng nổi tiếng Võ Nguyên Giáp luôn trăn trở, suy nghĩ về đất nước đã được Thủ tướng chân thành, cầu thị, tiếp thu tuy hơi muộn nhưng đó là bài học vô giá về sử dụng hiền tài của quốc gia trong thời đại ngày nay.

Nhiều người vẫn còn nhớ một “trí thức bẩm sinh” không bằng cấp, luôn biết đánh thức xã hội thức dạy cũng mang họ Võ là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhờ chủ yếu học ở trường đời, chịu khó đọc và suy nghĩ, bộ óc thông tuệ, tư duy minh triết, ông Sáu Dân nắm vững “thuật dùng người” để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp. Ông là người rất khí phách trong nhiều bài phản biện đột phá sâu sắc được lòng dân nhưng cũng làm cho một số người có đầu óc “tiểu nông” bằng mặt, không bằng lòng. Bằng chứng là ông Sáu mới nằm xuống chưa đầy năm, nhưng có kẻ “bảo kê” nào đó cho tờ báo ở TP.HCM (ít độc giả) nên mới dám công khai đả phá vào những tư tưởng mang tầm vóc lớn, đột phá tìm hướng đi mới của dân tộc cũng như tư duy hòa hợp dân tộc của ông. Ngày 19/2/2009, một tờ báo ở TP.HCM, có bài viết bình luận, dẫn dắt: “Lớp trẻ nghĩ thế nào khi một người từng có thành tích nhất định nhờ dựa vào sự hy sinh vô bờ bến của toàn dân nói “Ngày 30 tháng tư có hàng triệu người sung sướng thì cũng có hàng triệu người đau khổ” ! Thế thì ta kháng chiến để làm gì ??”.

Xin nói rõ hơn, khi trích dẫn câu nói trên, họ cố tình cắt xén, xuyên tạc ý của ông Sáu Dân. Ông thấu hiểu nỗi đau, mất mát của chiến tranh, biết bao chiến sỹ, đồng bào phải hy sinh để đất nước có ngày thống nhất. Chiến tranh đã cướp mất của ông 4 người thân yêu nhất, vợ và 2 người con nhỏ bị bom không tìm được thi thể, còn người con trai hy sinh trên chiến trường, bản thân ông cũng trải qua biết bao bao gian khổ, và không ít lần hiểm nguy vì bom đạn của quân thù. Có thể nói gia đình ông là 1 trong những gia đình chịu nỗi đau mất mát nhiều nhất bởi chiến tranh nên ông luôn trân trọng giá trị của hòa bình, tự do và độc lập. Trái tim đầy xúc động, nhân ái của ông, không chỉ rung lên những đau thương, tổn thất to lớn không gì bù đắp nổi của đồng bào, chiến sỹ của ta mà còn biết cảm thông, chia sẻ cả mất mát của người dân bên kia chiến tuyến. Ông hiểu rõ những vết thương trên cơ thể của đất nước, những di chứng để lại trong tâm hồn của không ít đồng bào cả 2 bên chiến tuyến. Phải là người trí thức chân chính, có tầm nhìn xa, biết nén thù nhà, đặt lợi ích của đất nước lên trên tất cả, ông Sáu mới phát biểu nguyên văn như sau: “một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu” (báo Quốc tế [Bộ Ngoại giao] ngày 13.4.2005, được in lại trong sách “Những câu chuyện về anh Sáu Dân”. Nhà Xuất bản Thông tấn. Hà Nội 2008. tr.75.) Tôi tin rằng nếu có thế giới tâm linh, thì ở cõi vĩnh hằng, ông Sáu vẫn luôn tự hào vì những trí thức lớn của dân tộc, hiền tài của quốc gia thì tên tuổi và sự nghiệp luôn đọng mãi trong dân và sống mãi với thời gian.

Nhìn xa, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc. Có thực tế, “luật bất thành văn”, trong hệ thống xét duyệt, bổ nhiệm cán bộ cao cấp của Nhà nước không có chỗ dung thân cho những trí thức tài giỏi ngoài Đảng. Có nghịch lý, khá nhiều trí thức tiêu biểu cũng lại không thiết tha vào Đảng để làm con đường tiến thân!

Nhà báo Hữu Thọ có kể một câu chuyện vừa vui, vừa buồn và rất đáng để suy nghĩ: Một người đã thành đạt nhưng không thể trở về đóng góp cho tỉnh nhà, anh ta than vãn với nhà báo: “Ở dưới đó: giàu thì ghét, đói rét thì khinh, thông minh thì diệt. Em vừa giàu, lại vừa thông minh nên đáng chết đến hai lần, vậy làm sao có thể làm ăn ở quê được”!?.

Ngày nay, có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.

Nếu chúng ta hiểu một cách sâu sa chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm. Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh luôn coi trọng dân, phải theo ý dân : “Dựa theo ý kiến của họ mà cất nhắc cán bộ, nhất định không xảy ra việc thiên tư thiên vị, nhất định hợp lý và công bằng”. Không hiểu vì sao lúc này, tôi lại tự vấn và ước ao nếu những người làm công tác cán bộ không buôn bán quyền lực, thực sự thấu hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh thì giới tinh hoa của trí thức kể cả trong và ngoài Đảng lại đồng nghĩa với giới lãnh đạo thì chắc chắn đất nước sẽ hưng thịnh, hội nhập và xã hội sẽ ổn định, phát triển vững bền.

Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên.



Thành phố Hồ Chí Minh- Mùa hè năm 2009

Tô Văn Trường

Wednesday, November 17, 2010

Đe dọa hay tranh luận

Nguyễn Quang A
image Xã hội vốn đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ. Và ý kiến về xã hội, về điều hành xã hội cũng vậy. Người ta hay nói muốn phát triển cần sự đồng thuận. Thực ra, nếu luôn luôn có sự đồng thuận thì xã hội không thể phát triển được. Cho nên xin đừng lạm dụng “sự đồng thuận” để trấn áp hay đe dọa những người có ý kiến khác mình. Sự đồng thuận đạt được theo cách như vậy chỉ là “sự đồng thuận ép buộc” và vì thế là giả hiệu và vô cùng tai hại cho sự phát triển của đất nước.
Chúng ta ta quá quen với cảnh số phiếu cao ngất 100% hay hơn 90% tán thành (một chính sách ở Quốc hội, hay bầu cho một người trong các đợt bầu cử), rồi vài năm gần đây người cũng quen dần là không có sự thống nhất cao đến như vậy. Thí dụ, Luật Viên chức vừa được 79,72% phiếu thông qua tại Quốc hội; thậm chí Dự án đường sắt cao tốc đã không được Quốc hội thông qua ở phiên họp trước. Tại phiên họp này của Quốc hội, các vấn đề bauxite, Vinashin trở thành các vấn đề nóng và nhiều ý kiến phê phán cách điều hành của Chính phủ. Đấy là một hiện tượng đáng mừng trong hoạt động của Quốc hội.


Không ai, hay không cơ quan nào, không mắc sai lầm cả. Cái khác nhau là ở chỗ có người, có cơ quan biết lắng nghe để sửa chữa, hay tranh luận lại một cách xây dựng với những người phê phán mình để cả hai cùng hiểu đúng hơn, cùng làm tốt hơn công việc của mình. Đấy là cách tạo “đồng thuận” tốt nhất, nếu cần đến đồng thuận; và cũng là một nội dung cốt yếu của dân chủ: tranh luận công khai, tôn trọng ý kiến thiểu số.
Ngày 14-11-2010 báo điện tử chính phủ có đăng hai bài về kỳ họp này của Quốc hội.
Nhà báo Nguyễn Chính trong bài “Dân chủ phải đi đôi với trách nhiệm khi phát ngôn trước công chúng”, đã viết “đáng tiếc có một số đại biểu khi đưa ra những phát biểu mang nặng tính chủ quan và võ đoán của mình trên diễn đàn Quốc hội đã khiến các cử tri phải kinh ngạc vì ở đó không thể hiện một tinh thần khách quan, xây dựng; một sự hiểu biết thấu đáo vấn đề mình đề cập đến, mà chỉ cốt bày tỏ cho được thái độ chủ yếu phủ định đối với các nỗ lực tháo gỡ khó khăn của cơ quan hành pháp hay các nhân vật có trách nhiệm theo phân công công tác. Thậm chí có những ý kiến, được hình thành trên những thông tin không chuẩn xác, chung chung, mang nặng tính hình thức hoặc chưa được kiểm chứng, nên đã mang màu sắc dân túy, nói lấy được, chứ không nhằm mục đích cùng kiến tạo hiệu quả đích thực cho công việc chung. Có đại biểu, tuy là trí thức nhưng khi phát biểu công khai lại không dựa trên các luận chứng khoa học mà chủ yếu lại nương theo tâm lý của một bộ phận mang nặng ác cảm với thực tế khách quan, cố tình bỏ qua những mảng sáng trong bức tranh toàn cảnh, theo kiểu mà dân gian thường lên án gọi là “bới lông, tìm vết”….”
Còn TS Đinh Thế Cường trong bài “Trong thử thách, khó khăn, càng cần chung sức, chung lòng”, cũng theo cùng cách. Sau khi đưa ra một số lời khen, ông tiến sĩ viết, “tuy nhiên, thật đáng tiếc đã có hiện tượng một số đại biểu đã có biểu hiện như muốn lạm dụng diễn đàn, đưa ra những nhận định hay thông tin nhiều màu sắc chủ quan, cảm tính, còn chưa được kiểm chứng hoặc về những lĩnh vực không phải chuyên môn sâu của mình nên khó có thể phán định chuẩn xác, thậm chí cả những kiến nghị không mang tính xây dựng, gây nên những dư luận không tốt trong xã hội”.
Bạn đọc tự đánh giá xem đấy là những phê phán mang tính xây dựng đối với các đại biểu Quốc hội hay là các lời “đe dọa” đối với họ. Phê phán mang tính xây dựng đáng được hoan nghênh, sự đe dọa phải bị lên án.
N. Q. A. (nguồn: BVN)

Monday, November 15, 2010

Thói ngụy biện của người Việt

Một bài viết hay copy từ bác nguyenvantuan:

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.
http://eduspaces.net/cripple/files/-1/27021/fallacy2.gif

Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quan với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.

Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc thay vì là một trao đổi khoa học.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những qui ước quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle có lẽ là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Điều đáng chú ý là những lỗi lầm về ngụy biện ở người Việt lại hay thấy trong giới có học. Chỉ cần điểm qua báo chí, websites, blog, v.v... chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều cái-gọi-là "tranh luận" thật ra chỉ là ngụy biện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đó là những ngụy biện, mà thậm chí còn hết lời khen ngợi kẻ ngụy biện là ... uyên bác! Điều này cho thấy trong những người Việt học cũng có người rất lười biếng suy nghĩ và chẳng phân biệt được thật và giả, không có khả năng nhận dạng được ngụy biện. Phải ghi nhận một điều là internet đã rất tuyệt vời, vì qua những "tranh luận" và chửi bới của những kẻ tham gia trên internet, chúng ta biết được bộ mặt xấu xí đằng sau những người mang nhãn mác "trí thức" hay "có học". Những kẻ này tương đối nguy hiểm, vì với cái nhãn mác "có học" đó, họ có cơ hội làm lũng đoạn xã hội và trở thành những con vi khuẩn làm nhiễm trùng nền học thuật nước nhà. Do đó, cần phải giúp họ nhận ra đâu là ngụy biện và đâu là logic.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lý lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lý luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể phân biệt giữa chân và giả.

Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:

• Đánh tráo chủ đề
• Lợi dụng cảm tính và đám đông
• Làm lạc hướng vấn đề
• Qui nạp sai
• Nhập nhằng đánh lận con đen
• Phi logic
• Các nhầm lẫn khác

Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề

1. Công kích cá nhân
(ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.

3. Lợi dụng nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức tình báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực
(ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi
. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định mấy năm nay, không có lý do gì phải cần đến dân chủ”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”
16. Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã
. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Ông ấy là một tay đạo đức giả. Do đó, các bạn bè của ông ấy cũng giả dối.”

18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người cộng sản là vô thần. Anh là người theo chủ nghĩa cộng sản, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi áp dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ tôi,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”
Nhóm 5. Nguyên nhân giả tạo

26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.
30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Phi logic (non sequitur) và nhần lẫn trong tam đoạn luận

32. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

33. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sydney thì tôi đang ở New South Wales. Tôi hiện không ở Sydney, do đó, tôi không ở New South Wales”.

34. Nhét chữ vào miệng người khác. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kĩ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”


35. Ngụy biện tứ ngữ. (Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

36. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.

Nhóm 7. Các nhầm lẫn khác

37. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

38. Lợi dụng cổ tích.
Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

39. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”
40. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

41. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

42. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể đúng sai ra sao, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa, như “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí”.

43. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên.”

44. Ngụy biện “anh cũng vậy”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

45. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác.

Nhận xét

Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười biếng suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kì nổi tiếng về ngụy biện.

Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.

Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kì kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.

Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều quái gở về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho người ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.

Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh chê ‘quốc gia’, vậy anh phải là cộng sản,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kỳ 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.

Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.

BTĐ

ẢNH KHỎA THÂN THIẾU NỮ HÀ NỘI XƯA

NTT: Cứ tưởng đến thời “hội nhập” này thiếu nữ Hà Nội mới dám chơi ảnh khỏa thân (mà vẫn còn dấu dấu diếm diếm). Thì đây, từ vài thế kỷ trước, các thiếu nữ Hà Thành đã dũng cảm phô bày toàn thân thể trước ống kính của các nhà nhiếp ảnh như chẳng có chuyện gì xảy ra. Với bộ sưu tập ảnh “Ký ức Hà Nội xưa” của KTS Đoàn Bắc và nhà giáo Đoàn Thịnh, các thiếu nữ Hà Thành của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã hiện ra trong một triển lãm ở chợ Hàng Da với những vẻ đẹp xưa. Có nhiều người xem đã nói lời “bái phục các cụ”. Còn tôi, xin hầu quý vị mươi tấm ảnh với những đường cong gợi cảm vừa được nhà văn Đoàn Tử Huyến chuyển đến qua mail…

Thiếu nữ Hà Nội không nude

Thiếu nữ Hà Nội bán nude

Thiếu nữ Hà Nội bán nude
Thiếu nữ Hà Nội nude