Sunday, October 31, 2010

Bác Nguyễn Trường Tô đã về vui thú điền viên, thế còn hai cháu Thuý, Hằng?

Ông Nguyễn Trường Tô
Nguyễn Quang Lập
Theo: Blog QueChoa
-

” … Ôi hội xinh đẹp, hội đáng yêu. Các đồng chí ngủ quên trong đồng thuận lâu ngày quá. Hãy nhớ đến những người đàn bà đang khổ đau khắp đất nước, hãy nhớ  đến hai cháu gái Thuý, Hằng. Hai cháu vì ngu dại mà làm việc đáng xấu hổ. Nhưng chúng ta không vì xấu hổ mà không lên tiếng, vì Hội ta là hội phụ nữ chứ không phải hội xấu hổ.”


Cách đây một năm có một vụ án làm um xùm thiên hạ. Đó là vụ bán dâm của nữ sinh trường PTTH Việt Lâm tỉnh Hà Giang.

Lúc đầu phát hiện hai đồng chí con nít Thuý, Hằng bán dâm. Con nít đang đi học mà bán dâm làm ai nấy kinh hoàng.

Sau lại phát hiện ra người tổ chức đường dây bán dâm cho các cô bé học trò lại chính là thầy hiệu trưởng Sầm Đức Xương, hiệu trưởng của  chính các cháu

Ở trong trại tạm giam các cháu Thuý, Hằng đã viết đơn kêu cứu.

Từ đây lộ ra một danh sách đen những kẻ mua dâm cac các cháu, đó là những quan chức trong tỉnh.

Lộ ra những tin nhắn gửi đến người nhà của các cháu:”Em bảo hai cháu nếu vào nhận mặt chú này cháu không gặp bao giờ đâu em nhé, tết anh lên”.

Sau lại phát hiện đứng đầu danh sách đen là đồng chí Nguyễn Trường Tô, chủ tịch tỉnh Hà Giang. Một chủ tịch tỉnh nghe nói rất năng động và bản lĩnh, cả gan 6 lần không nghe lời Thủ tướng.
Đến lúc này thì các nhà thơ lên tiếng. Rất nhiều bài thơ vịnh ông Nguyễn Trường Tô ra đời.
BÙI CHÍ VINH
KHỎA THÂN HÀNH
(Bài hành độc vận vịnh cảnh “sống buông thả” của chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô)
Khỏa thân ta viết một bài hành
Cởi truồng từ thuở tóc còn xanh
Chăn trâu nghèo quá, quần đâu mặc
Cắt cỏ đói meo, áo chẳng lành
May phước đổi đời nhờ … vận nước
Buồn ngủ từ nay gặp … chiếu manh
Xiêm áo ngựa xe “đô” rủng rỉnh
Bổng lộc nhà quan “lượng” để dành
Gần dân thấy tội cho quần chúng
Vô “động” càng thương gái “trẻ ranh”
Ông quyết…cởi truồng như hồi nhỏ
Xem cái thằng … cu cuỗm công danh
­Xem cái thằng … cu đoạt công danh
Cần chi đạo đức giả thập thành
Ông Sầm nhà giáo còn vô đạo
Thầy Tô thiếu chữ tất loanh quanh
Dâm ô phê nhẹ “sống buông thả ”
Đồi trụy khều sơ “lạc thú lành”
Bao kẻ ăn chơi đều vô sự
Huống gì ông mới chớm … nhe nanh
Mặt trời xa quá, mây che hết
Ông cứ … truồng cho lắm gái giành
Camera di động, “em” ghi lại
Ông truồng từ thuở tóc còn xanh
Ôi, khỏa thân ta viết bài hành…
9 – 7 – 2010




Ngày 6/11/2009, TAND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã tuyên phạt thầy Sầm Đức Xương 10 năm 6 tháng tù giam. Hai cháu Thúy, Hằng đứa 6 năm, đứa 5 năm tù. Tại phiên xử phúc thẩm vụ án sáng 1/2/2010, do xuất hiện nhiều tình tiết mới (trong đó có bản danh sách các VIP bị tố cáo mua dâm nữ sinh) và phát hiện vi phạm tố tụng của cấp sơ thẩm, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang điều tra lại từ đầu.



Từ đó đến nay đã hơn tám tháng, đồng chí mua dâm Nguyễn Trường Tô đã về vui thú điền viên.

Hai cây khế trước nhà thầy Xương đã hai lần rụng quả. Nước mắt người thân tuồng như đã cạn.

Những kẻ bán dâm ngu dại là hai cháu Thuý, Hằng vẫn ngồi nhà giam. Kể từ tháng 7/ 2009 khi các cháu bị tóng giam đến nay các cháu bị giam đã hơn 15 tháng.
Có đáng không khi giam cầm các cháu lâu như thế, chế độ mình ưu việt lắm cơ mà?
( Ảnh ni chỉ mang tính minh hoạ)

Ôi hội xinh đẹp, hội đáng yêu. Các đồng chí ngủ quên trong đồng thuận lâu ngày quá. Hãy nhớ đến những người đàn bà đang khổ đau khắp đất nước, hãy nhớ  đến hai cháu gái Thuý, Hằng. Hai cháu vì ngu dại mà làm việc đáng xấu hổ. Nhưng chúng ta không vì xấu hổ mà không lên tiếng, vì Hội ta là hội phụ nữ chứ không phải hội xấu hổ.

Hình phạt đạo văn và quyền thế



Có thể nói không ngoa rằng cái tên “Lê Đức Thông” đã đi vào lịch sử khoa học Việt Nam như là một trường hợp đạo văn khoa học. Hình phạt dành cho người phạm tội đạo văn thường tùy thuộc vào vị trí quyền lực của đương sự.  Ở Úc, Mĩ, Âu châu, v.v… có hàng trăm (thậm chí hàng ngàn) vụ đạo văn, nhưng hình phạt rất khác nhau. Đối với thủ phạm có quyền thế (như chính trị gia, giáo sư, người nổi tiếng) thì sự việc có khi đi vào quên lãng, nhưng nếu thủ phạm là sinh viên hay nghiên cứu sinh thì sự nghiệp có khi tiêu tan … Trường hợp Lê Đức Thông cũng na ná như thế, nhưng anh ta xứng đáng được cho một cơ hội mới tốt hơn.
Qua sự cố đạo văn trong bài “Was the fine-structure constant variable over cosmological time?” của nhóm tác giả Lê Đức Thông, Nguyễn Mộng Giao, Nguyễn Thế Hùng và Trần Văn Hùng trên tập san EPL, công chúng mới biết đến cái tên Lê Đức Thông.  Nhưng hình như người ta chỉ xem đó là một thủ phạm đạo văn trong khoa học.  Có người như Trần Hữu Dũng (bên trang Viet-studies) thậm chí còn nhận xét “Ông này có thể được gọi là ‘đạo văn chuỗi’ (serial plagiarist!)”.  Tại sao chỉ đổ lỗi cho Lê Đức Thông trong khi trên danh nghĩa bài báo có 4 tác giả?  Thật là vô lí!  Hồi xưa, khi tôi còn công tác tại một trường bên Mĩ, họ có “qui ước” ngầm đại khái rằng khi đội bóng của trường thắng trận thì cần phải tìm ra một ngôi sao để vinh danh, nhưng khi đội bóng bị thua thì tất cả đều phải chịu trách nhiệm, và tuyệt đối không được chỉ tay đổ thừa cho bất cứ cá nhân nào.  Trong nhóm tác giả đến 4 người, mà chỉ có Lê Đức Thông chịu mang tiếng xấu, và theo tôi đó là điều bất bình thường và thiếu công bằng.
Thế nhưng, vụ đạo văn của Lê Đức Thông có lẽ là tương đối … nhỏ, nếu so với nhiều vụ tai tiếng khác.  Thông chỉ là sinh viên trẻ ham nghiên cứu, thiếu thầy hướng dẫn, và làm việc trong môi trường khoa học chưa chặt chẽ.  Còn nhiều vụ đạo văn khác ở nước ta mà thủ phạm là những người với chức danh giáo sư, viết thành sách đem ra dạy sinh viên hẳn hoi.  Thật vậy, những vụ đạo văn trong văn học ở VN thì tác giả Nguyễn Hòa có hẳn một danh sách, thậm chí còn viết thành sách!  Trong khoa học thì có vẻ “kín đáo” hơn, chỉ mới có một vụ li kì được nêu trên báo chí vào năm 2007.  Mới đây, vụ “đạo dịch” cũng rình rang có liên quan đến hai giáo sư kinh tế cũng được phanh phui trên mặt báo.  Còn biết bao trường hợp khác mà công chúng chẳng bao giờ biết đến (nhưng được lưu truyền khá nhiều trong thế giới mạng), vì đương sự là những người có quyền thế trong xã hội và hệ thống khoa bảng.
Gs Brian Martin (Úc) từng nhận xét rằng hình phạt đạo văn thường tùy thuộc vào quyền thế.  Ở Úc, cũng có nhiều trường hợp đạo văn liên quan đến giáo sư, hiệu trưởng đại học, và sinh viên, nhưng khi hình phạt được áp dụng thì sinh viên bị phạt nặng hơn là những người có quyền cao chức trọng.  Vụ “đạo dịch” tuy rình rang trên báo chí, nhưng hình như cũng chẳng có hình phạt nặng nề nào dành cho đương sự.  Những vụ đạo văn trong văn học cũng liên quan đến giáo sư, cũng rình rang chẳng kém so với bên khoa học, nhưng thủ phạm vẫn ung dung, thậm chí còn được lên chức!  Điều này phù hợp với giả thuyết rằng khi thủ phạm đạo văn có quyền cao chức trọng thì họ chẳng hề hấn gì, nhưng khi thủ phạm là kẻ thấp cổ bé họng thì hậu quả rất thê thảm.  Chúng ta có thể thấy qua so sánh vụ Lê Đức Thông và các giáo sư khả kính để thấy giả thuyết này có cơ sở thực tế.
Tôi chẳng biết Lê Đức Thông là ai, mà chỉ tìm hiểu qua báo chí và nhất là bài viết Thông “khùng” và vũ trụ trên Tuổi trẻ năm 2004 (sau khi “sự cố” xảy ra).  Bài báo có đoạn viết về ý tưởng khoa học của anh ta, và anh chủ động đến gõ cửa các nhà vật lí đàn anh để xin sự dấn thân của Thông “Ba năm. Thông đã bán chiếc xe Win cà tàng mà gia đình với ba mẹ (đã trên 60 tuổi còn nuôi 4/8 đứa con ăn học) gom góp mua cho. Thông bán luôn chiếc điện thoại di động đã tích cóp mua được. Tất cả dành cho chi phí nghiên cứu”.  Tôi nghĩ một sinh viên trẻ tuổi có ý tưởng táo bạo, dám dấn thân như trên thì thật đáng khen. Nhiều ý tưởng không phù hợp với quan điểm “chính thống” thoạt đầu đều bị đánh giá là điên rồ, là khùng, nhưng tôi nghĩ là người có bản lĩnh thì chỉ cần xem đó là những nhận xét hài hước cho vui.  Việc mình, mình làm, minh tin tưởng, thì mình theo đuổi, chứ nếu cứ chiều theo mọi người hay để ý đến dư luận nhiều chiều thì làm sao mà khá được.  Do đó, tôi đánh giá cao nhiệt tình của anh Thông.  Rất hiếm thấy những dạng sinh viên tràn trề lí tưởng như thế trong thời đại có quá quá nhiều thanh niên chạy theo vật chất và “xôi thịt” hiện nay.
Gs Nguyễn Mộng Giao (Viện Khoa học và công nghệ VN) nhận xét về thông như sau: “Những công trình của Thông thể hiện khát vọng muốn nghiên cứu và tìm tòi. Nhưng do không có thầy hướng dẫn và không có tài liệu tham khảo cần thiết nên các công trình còn nhiều sai sót. Nhưng sai lầm và thất bại là chuyện bình thường trong khoa học.  Cần khuyến khích những thanh niên có khát vọng sáng tạo và hơn thế nữa cần hướng dẫn họ đi vào khoa học. Cần tạo ra một cơ chế để những người có khát vọng và hoài bão được khuyến khích giúp đỡ, để họ bớt khó khăn trong tìm tòi sáng tạo.” Qua những nhận xét này thì rõ ràng là anh Thông chưa có thầy hướng dẫn tốt.  Vì thế, anh phải tự mình bươn chải và mài mò nghiên cứu.  Tôi đoán rằng khả năng tiếng Anh của anh Thông cũng rất hạn chế.  Chỉ cần đọc qua những gì anh viết, dù là đã công bố trên tập san quốc tế và chắc chắn đã qua biên tập, nhưng có thể thấy nhiều câu văn chưa chuẩn hay trôi chảy mấy.  Ấy thế mà anh ta vẫn có công trình trên các tập san quốc tế!
Năm nay, Thông mới 28 tuổi (sinh năm 1982), một tuổi tràn trề sức sáng tạo.  Anh tốt nghiệp trường Đại học Giao thông Vận tải, tham gia cộng tác nghiên cứu với Viện Vật lí phía Nam từ năm 2004, đến năm 2008 thì vào biên chế.  Năm 2010 anh xin nghỉ việc sau sự cố đạo văn.  Trong trang web của trường Cao đẳng Giao thông Vận tải có liệt kê Lê Đức Thông như là một giảng viên.  Hình như Thông chưa có bằng tiến sĩ, mà chỉ là một cử nhân.  Nói tóm lại, sự nghiệp của anh chỉ vỏn vẹn 6 năm.  Trong vòng 6 năm đó, Thông đã công bố ít nhất là 3 bài báo khoa học trên các tập san vật lí thuộc loại trung bình (đánh giá theo hệ số impact factor).  Tất cả những bài này đều kí tên “Ho Chi Minh City Institute of Physics”.  Những bài đó là:
LD Thong, TV Hung, NTT Huong, HH Bang. Search for time variation of the fine-structure constant using [OIII] emission lines Astrophysics and Space Science  DOI: 10.1007/s10509-010-0431-x
LD Thong, TV Hung, NTT Huong, HH Bang. Constraining the cosmological time variation of the fine structure constant. Published in Astrofiz.53:493-500,2010.
Thong, L.D., Giao, N.M., Hung, T.V., Hung, N.T. Was the fine-structure constant variable over cosmological time?  Eur. Phys. Lett. 87, 69002 (2009)
Tạm thời bỏ qua vấn đề chất lượng và đạo văn, tuy số bài báo còn khiêm tốn, nhưng một người mới có bằng cử nhân mà đã làm được như thế thì còn hơn hẳn nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ.
Nay thì chúng ta biết rằng có ít nhất là một bài báo trong số đó đạo văn và đã bị rút xuống.  Không loại trừ 2 bài báo kia cũng là đạo văn.  Đạo văn là một trọng tội và đáng bị trừng phạt.  Nhưng còn phần kết quả nghiên cứu thì sao?  Nếu kết quả nghiên cứu mà cũng đạo thì quả là quá tệ hại.  Không thấy ban biên tập tập san nói gì về kết quả nghiên cứu, nên có thể anh ta và nhóm nghiên cứu thật sự có làm nghiên cứu và có kết quả original.  Nếu thế thì đạo văn có lẽ là do anh Thông không rành tiếng Anh, nên cứ sao chép từ những câu văn của các tác giả khác.  Những sao chép này trong giới sinh viên Á châu cực kì phổ biến, chỉ vì đơn giản một điều là họ không biết đến qui ước về đạo đức khoa học và cũng chẳng hiểu đạo văn là gì.  Thật vậy, ngay cả một đồng tác giả của bài báo bị rút xuống cũng chẳng hiểu đạo văn là gì khi anh ta phát biểu rằng “Thực ra nói là đạo văn cũng hơi quá bởi trong bài viết có một phần khi trích dẫn Thông đã không nêu rõ nguồn tài liệu tham khảo”!
Tôi không có khả năng chuyên môn để đánh giá chất lượng những công trình đó của Thông, nhưng tôi dám chắc rằng rất rất hiếm có một cử nhân nào ở Úc hay Mĩ dám dấn thân và kiên trì như Thông.  Chỉ rất tiếc một điều những bài báo đó phạm tội đạo văn, và chỉ với lỗi lầm đó cũng đủ làm lu mờ những kết quả nghiên cứu của anh ta.
Sự việc đạo văn lộ ra vài thông tin thú vị nhưng đáng quan ngại.  Thứ nhất là chúng ta biết rằng ít nhất là một bài báo tuy có 4 tác giả, nhưng có tác giả chẳng có đóng góp một chữ nào hay một số liệu nào trong đó.  Ấy thế mà tác giả này vô tư nhận làm “tác giả”.  Đó là một vi phạm đạo đức khoa học.  Thứ hai là khi sự cố đạo văn chưa được phát hiện thì chẳng có tác giả nào phàn nàn, thậm chí có tác giả còn được biểu dương vì có tên trong một công trình nghiên cứu (vừa bị rút xuống), nhưng khi có vấn đề thì ai cũng “chạy dài” và đổ thừa của một mình cá nhân Lê Đức Thông!  Đó là thái độ đáng trách và thiếu quang minh chính đại.  Đã kí tên tác giả thì phải chịu trách nhiệm, chứ sao lại đổ lỗi cho một anh cử nhân đang tập tểnh làm nghiên cứu khoa học.
Tôi nghĩ anh Lê Đức Thông là một người ham học, thông minh, và có lí tưởng khoa học.  Anh ta từng là học sinh giỏi về vật lí.  Anh ta từng chủ động gõ cửa các bậc đàn anh để thuyết minh ý tưởng của mình.  Gọi anh ta là “khùng” chỉ là một cách nói “rất Việt Nam” (tức không thích ý tưởng người ta thì quay sang dè bĩu người ta), rất phản khoa học (vì khoa học thì phải cởi mở với ý tưởng mới có căn cứ).  Biết bao nhiêu học sinh và sinh viên kém hơn anh Thông khi ra nước ngoài trở nên thành công vượt bực.  Tôi biết có một người từng chăn trâu khi còn ở Việt Nam, nhưng khi sang Mĩ anh nay đã trở thành một tiến sĩ làm nghiên cứu trong NASA.  Tại sao cũng con người Việt Nam đó, cũng gen Việt Nam đó, văn hóa Việt Nam đó, khi ở trong nước thì không thể nào “khá” nổi, mà khi ra ngoài Việt Nam thì trở thành công vượt bực.  Chỉ có thể giải thích sự khác biệt bằng yếu tố môi trường.  Tôi nghĩ lí do mà các bạn sinh viên VN thành công ở nước ngoài là do văn hóa khoa học, môi trường khoa học ở các nước tiên tiến tốt hơn môi trường ở Việt Nam.  Môi trường ở đây bao gồm thầy cô giỏi, cơ sở vật chất tốt, và văn hóa khoa học. Tôi vẫn nghĩ nếu anh Lê Đức Thông có cơ hội theo học ở một nước như Mĩ, xác suất anh trở thành một nhà vật lí có tên tuổi chắc chắn phải rất cao.
Bất cứ ai cũng từng có vấp ngã trong đời, và người ta có thể đứng lên từ vấp ngã.  Lê Đức Thông đã vấp ngã và đang phải trả giá cho sự vấp ngã đó.  Anh đáng bị trừng phạt (và đồng tác giả của anh cũng phải chịu hình thức trừng phạt).  Nhưng khác với những người khác, anh là người có tiềm năng tri thức và thành công.  Không có lí do gì xã hội và khoa học Việt Nam lấy sự lầm lỗi đó để kết liễu con đường khoa học của một thanh niên mới 28 tuổi đời, tương lai còn dài, và sức sáng tạo đang ở đỉnh cao.  Do đó, tôi nghĩ xã hội và nền khoa học Việt Nam nên cho Lê Đức Thông một cơ hội và môi trường khác tốt hơn để anh ta có dịp chuộc lại lầm lỗi của mình bằng những đóng góp mới cho khoa học nước nhà.

(Nguồn: nguyenvantuan.net)

Tiệc của Chủ tịch bị chê


"Tiếc là quanh đây chả có anh chàng nào đẹp trai cả"
Trang blog của Mai Mislang trên Twitter đã bị xóa
Người viết diễn văn cho Tổng thống Philippines phải xin lỗi sau khi chê bai bữa tiệc của chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
Hãng tin ABS-CBN của Philippines  cho hay cô Mai Mislang đã viết trên trang mạng xã hội Twitter "Rượu dở ẹc" sau bữa tiệc do Chủ tịch nước Việt Nam khoản đãi phái đoàn Philippines.
Cô cũng viết trên trang cá nhân Twitter: "Tiếc là quanh đây chả có anh chàng nào đẹp trai cả."
Cô lại bình phẩm tiếp: "Băng qua đường phố đầy xe máy ở Hà Nội là một trong số những cách chết dễ nhất."
Hiện tại tài khoản của cô ở Twitter không còn thấy hoạt động.
Người phát ngôn cho Tổng thống Philippines, Ricky Carandang, nói với báo chí rằng cô Mai Mislang đã bị cảnh cáo phải cẩn thận hơn.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã có buổi tiếp đãi phái đoàn 52 người của tổng thống Benigno Aquino.
Phủ tổng thống Philippines cố gắng giảm nhẹ vụ việc, nói đã giải quyết xong vấn đề, và rằng cô Mislang đã xóa các câu nói trên trang Twitter.
Một viên chức trong chính phủ, Manolo Quezon III, sau đó viết trên trang Twitter của ông rằng cô Mislang đã xin lỗi ở trang Facebook của cô.
Theo đó, cô nói: "Tôi xin lỗi vì bình luận của mình...Tôi cảm thấy rất may mắn được ở tại một đất nước xinh đẹp có những người dân hiếu khách."
Trước đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố với báo giới rằng trong buổi tiếp, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết kêu gọi Miến Điện thả nhà dân chủ Aung San Suu Kyi đang bị quản thúc.
Đây là một chi tiết gây chú ý, nhưng truyền thông Việt Nam hoàn toàn không đề cập, mà nó chỉ được  đăng trên một tờ báo của Philippines.

(Nguồn BBC)

Phim Cánh đồng bất tận: Có nhất thiết phải che bớt sự thật?



Trong trường hợp này, cái xấu cần phải được đưa ra ánh sáng, cần được xem xét, lên án và được xã hội quan tâm đúng mức... Khi câu chuyện này được kể ra, được đến với công chúng, được dư luận quan tâm thì trên những cánh đồng đẹp bất tận kia sẽ không còn những mảnh đời đau khổ bất tận, mà thay vào đó là tiếng cười hạnh phúc. Đó mới chính là cái cốt lõi của tác phẩm.
"Làm đẹp" một ly, sai đi... một dặm
Dân gian ta có câu "tốt khoe, xấu che", ý nói những việc tốt thì nên được nêu ra, được khen ngợi, còn cái xấu thì nên che lại và quên đi.
Câu nói này mang hai hàm ý.
Thứ nhất là tính tích cực, tức là việc tốt thì nên được nêu lên nhằm nhân rộng và làm gương cho nhiều người noi theo. Việc xấu thì nên giấu kín, không nên nêu ra nhằm tránh đi những gièm pha và tránh sự bắt chước từ xã hội, tạo thành một hiện tượng không tốt. Với hàm ý này, thực chất người xưa đã dạy cho chúng ta, những con người cụ thể, cách ứng xử với xã hội với cộng đồng nhằm làm đẹp hơn bộ mặt xã hội.
Thứ hai là tính chỉ trích, tức là ám chỉ những người hay khoe khoang, thích khen ngợi, chỉ biết khoe cái đẹp, cái hay của mình mà không dám đối mặt với sự thật - cái xấu của bản thân, rộng hơn là cái xấu của xã hội. Cũng từ hàm ý này, người xưa muốn chỉ ra một căn bệnh của cá nhân hay xã hội, đó là căn bệnh hình thức, bệnh thành tích. Đây cũng là ý nghĩa của câu nói "tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
Vậy câu "tốt khoe, xấu che" được nhìn nhận và đánh giá như thế nào trong xã hội ngày nay? Chúng ta hãy phân tích một trường hợp cụ thể để nhận ra những mặt tốt và mặt xấu của vấn đề này thông qua một sự kiện được dư luận hiện nay khá quan tâm. Đó là khi bộ phim "Cánh đồng bất tận" được công chiếu.
Bộ phim "Cánh đồng bất tận" dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Dư luận nói chung là đồng tình với những thước phim có sự chuẩn bị công phu, những cảnh quay đẹp và mới lạ. Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt, đa số đều cho rằng đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã thay đổi một vài chi tiết, do đó bộ phim đã không lột tả hết những ý chính, những điểm được cho là rất thật, rất Nam Bộ được viết một cách tuyệt vời của Nguyễn Ngọc Tư.
Những thay đổi mang tính chất "làm vừa lòng" các nhà quản lý văn hóa trong bộ phim được nhiều người nhắc đến có thể liệt kê ra là: - Hình ảnh hai cán bộ kiểm dịch (cán bộ xã) mang đi vài con vịt được thay bằng bọn "côn đồ"..
- Đoạn kết của bộ phim được đánh giá là quá vội vã và quá đẹp. Theo tác giả trong bài viết Những người 'bất lực' trên Cánh đồng bất tận thì bộ phim đã biến sự dữ dội của Nguyễn Ngọc Tư thành câu chuyện đèm đẹp tròn trĩnh như hòn bi.
Tiếc thay, một vài chi tiết thay đổi trong bộ phim lại chính là những điểm rất thật, rất riêng đã làm nên tên tuổi Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Cánh đồng bất tận. Bỏ đi một vài chi tiết, cánh đồng trong bộ phim đã không còn là cánh đồng bất tận của những con người Nam Bộ rất đẹp, nhưng đẹp một cách đau đớn, cùng cực, đồng thời những nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư cũng mất đi những nét rất đời.
Ngoài ra, bộ phim không thể hiện hết sự đớn hèn của những mảnh đời đang sống lay lắt, đang sống "bập bềnh" trên những cánh đồng mênh mông, bất tận của sự tối tăm, khốn cùng.
Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã vô tình (hay cố ý) tô hồng câu chuyện vốn rất thật, rất đau thương và che đậy những mặt xấu của đời sống xã hội so với nguyên tác của Nguyễn Ngọc Tư.
Có nhất thiết phải che bớt sự thật?
Trở lại với câu nói "tốt khoe, xấu che". Khi một tác phẩm nghệ thuật ra đời, để định hướng dư luận có nhất thiết phải che bớt những sự thật, những mặt xấu của xã hội và tô vẽ thêm cho những cái đẹp?
Trong tác phẩm văn học hay điện ảnh, yếu tố "thật" là căn cứ, yếu tố hư cấu làm cho tác phẩm dễ đi vào lòng người, góp phần tạo nên tên tuổi của tác giả, tác phẩm. Trong trường hợp này, câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư rất thật. Nó là một tật xấu điển hình của xã hội được mô tả bằng tác phẩm văn học. Tác giả đã kể lại và chia sẻ những nỗi đau mà các nhân vật đã trải qua với những cái xấu cận kề, những cuộc đời đen tối, bất hạnh xảy ra trên những cánh đồng đẹp đến bất tận và đau đớn cũng bất tận.
Những cái xấu diễn ra trên cánh đồng bất tận trong câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư đã kể ra, không phải để chỉ trích xã hội mà nhân văn hơn, tác giả đã nêu ra một sự việc có thật trong xã hội cần được quan tâm, cần được chia sẻ và cảm thông.
Trong cuộc sống thường ngày, cái đẹp cần được khen ngợi và nhân rộng. Tuy nhiên, cái đẹp vốn dĩ nó đã đẹp. Cái đẹp càng đẹp hơn khi trong bản thân nó mang theo sự giản đơn, không cầu kỳ, không cần phải tô vẽ thêm. Cái đẹp vốn có sức sống mãnh liệt, hình ảnh hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" đã nói lên sự thật này. Trong khi đó, cái xấu có nhất thiết phải che, phải xóa đi hay không? Câu trả lời là không! Có những cái xấu cần phải che đi, nếu cái xấu đó có ảnh hưởng tới những con người cụ thể. Nếu cái xấu này được nói ra nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai của con người cụ thể ấy. Khi đó, nói ra cái xấu vô tình ta lại giết chết đi một cuộc đời. Trong nhiều trường hợp, cái xấu cần phải được lên án, cần phải được đưa ra ánh sáng, bởi khi cái xấu bị che giấu, sẽ như những quả bom nổ chậm, nó âm thầm làm mục rỗng và sẽ giết chết những giá trị cao đẹp.
Trong tác phẩm văn học hay điện ảnh, yếu tố "thật" là căn cứ, yếu tố hư cấu làm cho tác phẩm dễ đi vào lòng người, góp phần tạo nên tên tuổi của tác giả, tác phẩm. Trong trường hợp này, câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư rất thật. Nó là một tật xấu điển hình của xã hội được mô tả bằng tác phẩm văn học. Tác giả đã kể lại và chia sẻ những nỗi đau mà các nhân vật đã trải qua với những cái xấu cận kề, những cuộc đời đen tối, bất hạnh xảy ra trên những cánh đồng đẹp đến bất tận và đau đớn cũng bất tận.
Những cái xấu diễn ra trên cánh đồng bất tận trong câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư đã kể ra, không phải để chỉ trích xã hội mà nhân văn hơn, tác giả đã nêu ra một sự việc có thật trong xã hội cần được quan tâm, cần được chia sẻ và cảm thông.
Trong trường hợp này, cái xấu cần phải được đưa ra ánh sáng, cần được xem xét, lên án và được xã hội quan tâm đúng mức. Tác giả mong rằng khi câu chuyện này được kể ra, được đến với công chúng, được dư luận quan tâm thì trên những cánh đồng đẹp bất tận kia sẽ không còn những mảnh đời đau khổ bất tận mà thay vào đó là tiếng cười hạnh phúc. Đó mới chính là cái cốt lõi của tác phẩm.
Tại sao đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình lại cầu toàn tới mức đánh mất đi cái đặc sắc của tác phẩm văn học, trong khi  tác phẩm văn học đã được xuất bản (tức đã qua kiểm duyệt)? Có lẽ câu trả lời nằm ở nhận xét của vị lãnh đạo tỉnh Cà Mau, đó là "nói cái xấu nhiều quá! Và cũng cô đọng quá! Những nhân vật ông già, con cháu, gái làm đĩ..., kể cả cán bộ xã đều là nhân vật xấu". Trong một xã hội, cái xấu và cái tốt luôn hiện hữu, đôi lúc cái xấu lấn át cái tốt, tuy nhiên như một quy luật, như một chân lý, cái tốt rồi sẽ chiến thắng.
Để xã hội nhiều cái tốt mà ít đi cái xấu, hoặc là cái xấu nhanh bị đẩy lùi, cách hay nhất là phải nhận diện được cái xấu, đưa cái xấu ra ánh sáng cho dư luận phê phán. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người không làm được hay không dám làm. Trong nghệ thuật cũng vậy, vẫn còn một một sợi dây vô hình đang bóp nghẹt tư duy sáng tạo làm biến dạng một số hình ảnh vấn rất thật, rất đời thường.
Chúng ta đều mong có một xã hội tươi đẹp. Ngoài việc khen tặng những tấm gương sáng, những việc tốt thì từng cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung cũng nên chấp nhận nhìn thẳng vào sự thật, chấp nhận những khuyết điểm của mình và cùng tìm ra hướng giải quyết một cách nhân văn. Đó mới chính là cái đẹp mà mọi người mong đợi.
(Nguồn: tuanvietnam)

Saturday, October 30, 2010

Những loại người tàn ác

Hôm nay đọc bài này Bé 4 tuổi và vết thương gây chấn động trên Vietnamnet, thiệt tình ứa nước mắt thương cho cháu nhỏ, không hiểu tạo sao ở đời có những giống người ác quá vậy, nếu cuộc đời mà có nhiều giống người này thì chắc là thảm họa.

Cô Nữ ơi, cứu con! Sao không cứu con?
,
– “Tôi đau khổ như có hàng ngàn mũi kim đâm vào tim vì bé luôn miệng gọi:“Cô Nữ ơi! Cứu con. Sao cô Nữ không cứu con”, chị Thúy kể.
Phía sau vụ bé 4 tuổi trọng thương sau khi bị cô giáo nhốt vào thang máy chuyển thức ăn là hình ảnh một người mẹ vừa trải qua những phút giây tận cùng đau đớn.
Lá đơn đẫm nước mắt
Trao đổi với VietNamNet, chị Dư Thị Thanh Thúy (mẹ bé Vinh) cho biết, khoảng 10h40’ ngày 17/9 khi chị Thúy vừa đi công tác cho cơ quan (Bệnh Viện Đa Khoa Phú Thọ, Quận Tân Phú) về đến nơi thì gặp một cô giáo ở Nhóm Trẻ Tư Thục Hoa Lan (162A Tân Hương, P.Tân Quý, Q.Tân Phú) vào gởi xe tại tầng hầm. Chị Thúy hỏi cô giáo vào đây có chuyện gì thì được biết bé Vinh bị té.
“Theo phản xạ, tôi bèn quăng xe chạy lên phòng cấp cứu ngay. Tôi không thể nào nhận ra được con mình và không tin rằng đó là con mình . Bé bị chấn thương quá nặng, máu ướt đâm cả người từ đầu đến chân. Đầu, mặt và toàn thân bầm dập sưng húp, mắt trái bị lồi máu tràn đầy cứng hai lỗ tai”, chị Thúy viết trong đơn tố cáo.
Bé Vinh trên giường bệnh...

Chị Thúy òa khóc và định thần nhìn kỹ lại lần nữa thì thấy đúng là bộ đồ mà sáng nay mặc cho bé Vinh khi cháu đi học (áo đỏ và quần dài trắng) và nhận ra là con mình.
“Tôi vô cùng đau khổ như có hàng ngàn mũi kim đâm vào tim mình bởi vì bé bị quá nặng và bé luôn miệng gọi : “Các bác sĩ ơi! Làm ơn cứu con, làm ơn gọi mẹ con đến cứu con đi”, người mẹ đau khổ viết.
Lúc trở về nhà điều trị, bé 4 tuổi thường gặp những cơn ác mộng.

Cũng theo chị Thúy, vào thời điểm bé Vinh bị nạn cấp cứu tại bệnh viện, nhà trường không có động thái gì báo với công an địa phương nơi xảy ra tai nạn. Sau đó, nhà trường cụ thể là Cô Dung (Trưởng nhóm phụ trách mầm non Hoa Lan) đã nhiều lần yêu cầu gia đình đừng lên tiếng với dư luận (báo chí và công an) . Vì theo cô Dung sự việc này chỉ do lỗi của cô giáo bé mà thôi, không liên quan tới nhà trường (!?).
Kết quả giám định chỉ là yếu tố xem xét
Ngày 30/10, trao đổi với VietNamNet, Trung tá Nguyễn Hoàng Tuấn- Trưởng công an quận Tân Phú cho biết, cơ quan CSĐT không nhất thiết căn cứ vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật của bé Lê Quang Vinh (4 tuổi, ngụ quận Tân Phú) để khởi tố vụ việc.
Sáng 30/10, Nhóm trẻ Hoa Lan đã đóng cửa. Bảng thông báo treo ngay sau thang máy cháu Vinh bị nạn.

Theo đó, Cơ quan CSĐT đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc trong đó có kết quả thực nghiệm hiện trường mới đây sang Viện KSND cùng cấp để trao đổi, xem xét khởi tố vụ án. Theo trung tá Hoàng Tuấn, hành vi của bà Nữ rõ ràng gây bức xúc với cộng đồng và bị dư luận lên án mạnh mẽ, nhất là các bậc phụ huynh học sinh.
“Kết quả giám định tỷ lệ thương tật chỉ là yếu tố bổ sung. Cơ quan cảnh sát điều tra có thể xem xét vào mức độ nghiêm trọng trong hành vi của bà Trần Thị Xuân Nữ để đưa ra quyết định cuối cùng. Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra đang trao đổi với Viện KSND cùng cấp về một số tình tiết trong hành vi của bà Nữ để từ đó xác định rõ hành vi cố ý gây thương tích hay hành hạ người khác”, trung tá Hoàng Tuấn nói.
Trường mầm non Hoa Lan đã trở thành nỗi ám ảnh với chị Thúy và con trai.

Như vậy, cả 2 hành vi mà bà Nữ bị xem xét đều thuộc nhóm phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo xác minh của VietNamNet, thang máy tải hàng mà bé Vinh bị nhốt có tải trọng 200kg với thiết kế 03 điểm dừng, tốc độ 15 mét/ phút.
Cùng ngày, chúng tôi đã cố liên hệ với bà Nữ nhưng đại diện nhóm trẻ tư thục Hoa Lan cho biết: “Cô giáo đang bị sốc. Cô giáo từng đến quỳ xuống trước mặt bố mẹ bé Vinh xin gia đình bé Vinh tha thứ nhưng đã không được chấp nhận. Chúng tôi cũng khẩn thiết mong dư luận hãy cho cô ấy có cơ hội làm lại cuộc đời”.
Hiện cơ quan giám định pháp y TP.HCM đã yêu cầu chị Thúy bổ sung kết quả thương tật của cháu Vinh trong thời gian nằm tại bệnh viện Nhi Đồng 1, ngoài các kết quả đã có do bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cung cấp. Theo dự kiến, ngày 01/11, gia đình chị Thúy sẽ hoàn thành các giấy tờ thủ tục cần thiết.
  • Quốc Quang

Bến Tre

Lăng mộ cụ Đồ Chiểu ở huyện Ba Tri

Vườn nhà cô Hằng

Cả nhà chụp với cô Hằng

với chú Thương
Phở Bến tre rất ngon, sợi hủ tíu, nước hơi ngòn ngọt, bò tơ,... ăn ngón ngoái cả mũi,... he he,...


Em gái miền quê.....




làm thịt đẻn (rắn biển) nhậu chơi

Em Như

Mẹ sinh được mỗi em là con gái cho nên cưng dữ lắm, em tuổi Kỷ Mùi, cầm tinh con dê, đẹp gái nhất nhà (vì có mỗi em là con gái), số nhờ chồng,...

Friday, October 29, 2010

Ngày đầu tiên đi học

Ngày đầu tiên đi học lớp một, em dậy sớm, sung lắm !



Em Lý

Anh Vinh bồng em Lý, nhớ hồi nhỏ nó có cái mụt ở sau gáy, Ba Mẹ cho đi bệnh viện mổ, về băng trắng cái đầu thấy thương, thằng này tuổi Nhâm Tý cầm tinh con chuột, đẹp trai, hơi nhát gái giống anh Long, he he.....
bây giờ chú ấy thành " đại da" rồi.

Anh Long

Anh Long tên thật là Sinh, tuổi Mậu Thân cầm tinh con khỉ, đẹp trai, nhưng hơi nhát gái,.. he he

Anh Lương

Hình này chụp vào dịp Tết 1980, lúc đó anh Vinh đi bộ đội rồi cho nên anh Lương trở thành anh lớn nhất nhà, anh tên thật là Ninh, tuổi Bính Ngọ cầm tinh con Ngựa, đẹp trai, tán gái giỏi, he he....

Anh Vinh

Anh Vinh là anh trai lớn trong nhà, tuổi Nhân Dần, cầm tinh con cọp, đẹp trai, thông minh, hơi nóng tính,..

Ba

Mình chẳng có tấm hình nào chụp với Ba hồi nhỏ, nhớ nhứt là những lúc Ba về quê thăm bà Nội và cô Hai, được ôm Ba nằm ngủ là sướng nhứt, chỉ vậy thôi, lúc đó chẳng thiết gì nữa cả.

Suốt gần 10 năm, mỗi năm 2 dịp là Tết và đầu mùa hè là những ngày ngóng trông, đến tận bây giờ cứ mỗi lần nghĩ về ngày ấy cái cảm giác ngóng trông đó vẫn còn hiện hữu chưa phai, nhất là dịp hè 5/5 âm lịch, cứ chiều xuống là ra sau hè ngóng về hướng đông, nơi ấy sẽ xuất hiện một bóng người: Ba. Khi anh Vinh lớn lên một chút thì anh Vinh, đến năm 79 anh Vinh đi bộ đội thì tới anh Lương.

Mẹ

Lâu lắm chưa về thăm Mẹ, nhiều lúc nhớ lắm !

Quảng Nam hay cãi

Lâu lắm rồi mới lại thấy có một ông Quảng Nam hay cãi, cãi đây là cãi lý chứ không phải cãi cùn, hy vọng có nhiều bác hay cãi cho đời thêm phần khởi sắc. Đất Quảng


,
- "Đảng lãnh đạo nhưng phải theo nguyên tắc để Quốc hội, Chính phủ bàn, sau đó nghe cả mặt phải, trái rồi ra quyết định. Còn nếu cứ Đảng làm thay thì các thiết chế khác thành hình thức thôi".
Quốc hội đã dành 1 ngày họp tổ hôm qua (28/10) để góp ý vào dự thảo các văn kiện trình ĐH Đảng XI.
ĐB Nguyễn Văn Thuận (ĐBQH tỉnh Quảng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật):Sao lại rụt rè "thí điểm" kết nạp DN tư nhân vào Đảng?
Để góp ý cho cương lĩnh, chiến lược và văn kiện chuẩn bị cho ĐH Đảng XI, tôi thấy vẫn có sự "lệch" giữa lý luận, nhận thức và thực tiễn.`
Tại ĐH Đảng VI, khi Đảng ta quyết định tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, như thế ta đã thay đổi chủ nghĩa Mác, bởi chủ nghĩa Mác nói chế độ XHCN là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chỉ tư hữu về chế độ tiêu dùng. Khi chỉ có một thành phần kinh tế thì đương nhiên trên thượng tầng kiến trúc chỉ có một đảng, vì chỉ có một lợi ích.
Mô tả ảnh.
ĐB Nguyễn Văn Thuận: Ta lại muốn tìm con đường riêng... Ảnh: Lê Anh Dũng
Khi đổi mới chúng ta chấp nhận 5 thành phần kinh tế nghĩa là chấp nhận đa thành phần kinh tế ở cơ sở hạ tầng. Mà hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc xã hội. Vậy giờ đa thành phần kinh tế thì thượng tầng kiến trúc xã hội sẽ ra sao?
Đến ĐH Đảng IX, Đảng ta định thay đổi lần thứ hai về chủ nghĩa Mác: Động lực của sự phát triển là khối đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở giải quyết hài hòa các lợi ích, các thành phần kinh tế cùng tồn tại lâu dài, cấu thành một phần quan trọng nền kinh tế quốc dân.
Trong khi theo chủ nghĩa Mác thì động lực của sự phát triển là đấu tranh giai cấp, đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là dùng bạo lực cách mạng, chuyên chính vô sản để xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Cũng ĐH IX khẳng định phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường lao động, khi đã xác định lao động là hàng hóa là trao đổi ngang giá chứ không có ai bóc lột ai. Chúng ta có ngày doanh nhân VN, trong khi nếu hiểu theo chủ nghĩa Mác thì doanh nhân thực chất là các nhà chiếm lĩnh tư nhân về tư liệu sản xuất.
Với những thay đổi cốt lõi này, ta phải diễn đạt lại về bản chất Đảng, thực chất là thay đổi bản chất Đảng. Đảng ta quyết định không thể đa nguyên, đa đảng, vậy thì đảng là đảng của ai? Ta đã nhận thức rằng Đảng Cộng sản VN là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân Việt Nam. Vậy thì Đảng là Đảng của toàn dân rồi, sao lại rụt rè "thí điểm" kết nạp DN tư nhân vào Đảng?
Như vậy, giữa mục tiêu ta định hướng tới với thực tế ta đang làm không trùng nhau. Khi tiến hành đổi mới, chúng tôi là những nhà nghiên cứu, chúng tôi hy vọng đất nước đang đi theo phổ quát của thế giới, nhưng ta lại đang muốn tìm con đường riêng...
Không ai lấn ai
Một vấn đề quan trọng nữa mà chúng ta bàn nhiều trong mấy chục năm nay, là Đảng lãnh đạo nhà nước như thế nào?
Quy luật kỳ chiến tranh khác, không thể mang mọi chuyện ra QH, HĐND mà bàn được. Đảng phải thông qua cơ quan hành chính, thông qua chính phủ kháng chiến để chỉ đạo, tập hợp lực lượng, các nghị quyết của Đảng không cần chuyển thành pháp luật mà cứ thế động viên nhân dân. Yêu cầu của thời chiến là thế.
Nhưng trong xây dựng kinh tế thì không thể cứ nghị quyết của Đảng, Đảng không nên quyết tất cả. Đảng phải hóa thân vào Nhà nước, cơ quan nhà nước phải tham mưu cho Đảng quyết định. Như nhiệm kỳ này chúng ta có kinh nghiệm với quyết định đầu tư Đường sắt cao tốc. Đảng để QH thảo luận và quyết thì có một quyết định hợp lòng dân.
Nghị quyết của Đảng muốn đưa ra xã hội thực hiện phải thể hiện bằng pháp luật, nghị quyết của Đảng chỉ có giá trị với đảng viên, xã hội không có trách nhiệm phải chấp nhận.
Linh hồn pháp luật chính là đường lối chính sách của Đảng
Hoạt động của QH, HĐND còn hình thức là do yếu tố lịch sử, khi đảng ta cầm quyền thì có chiến tranh, một thời gian dài thành tư tưởng nhận thức, mới có quan niệm chỉ cần Chính phủ mạnh chứ không cần QH mạnh, chỉ cần UBND mạnh mà không cần HĐND mạnh.
Trong xây dựng nhà nước pháp quyền thì thiết chế nào cũng phải mạnh, mỗi thiết chế làm đúng việc của mình chứ không ai lấn ai.
Chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền nhưng không tuân thủ nguyên tắc. Đảng phải lãnh đạo nhưng phải theo nguyên tắc để QH, CP bàn, sau đó báo cáo lại, nghe cả mặt phải và trái rồi ra quyết định. Còn nếu cứ Đảng làm thay thì các thiết chế khác thành hình thức thôi.
ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội):
Nói rồi có dám làm không?
Tôi không hiểu đây có phải là cách các văn kiện ĐH Đảng của chúng ta thường viết hay không, nhưng tôi cảm thấy có nhiều điều lẫn lộn, nhiều điều mâu thuẫn và không hợp lý giữa 3 dự thảo văn kiện.
Mô tả ảnh.
ĐB Phạm Thị Loan: "Doanh nghiệp nhà nước đóng góp bao nhiêu % GDP mà là chủ đạo?". Ảnh: Lê Anh Dũng
Về Cương lĩnh, tôi có nhiều quan điểm khác, tôi cho rằng chúng ta phải suy nghĩ thực sự thực tiễn. Cương lĩnh viết “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng suốt, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tư tưởng Hồ Chí Minh thì đương nhiên rồi, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin liệu có còn là kim chỉ nam, là lý tưởng pháp lý mà chúng ta đi theo không? Cần phải xem lại lý luận này, nên chăng xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng những quy luật phát triển khách quan của xã hội, kinh tế phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Các văn kiện cũng chưa giải thích rõ khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, có mâu thuẫn gì với nhau không, phát triển nó bằng cách nào. “Nền kinh tế thị trường” cũng mâu thuẫn với “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Chúng ta nên xác định kinh tế toàn dân, trong đó có kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, mới là chủ đạo, kinh tế nhà nước là định hướng. Nhà nước đóng vai trò quản lý, kiểm soát tất cả nền kinh tế, các doanh nghiệp NN chỉ đóng vai trò dẫn đường. Thử hỏi các công ty NN hiện đóng góp bao nhiêu phần trăm GDP, giải quyết bao nhiêu công ăn việc làm mà gọi là chủ đạo?
Phải giao rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi cho các doanh nghiệp NN. Những gì mà kinh tế toàn dân không làm được thì DNNN mới đứng lên gánh vác, hỗ trợ, bù đắp. Phải xác định vai trò của họ, giao nhiệm vụ và có kiểm soát, xác định trách nhiệm là họ phải đóng góp thế nào cho xã hội, nền kinh tế, ngân sách với những phương tiện họ có trong tay. Hiện nay chưa có cơ chế cho các DNNN nên rất khó để kiểm soát trách nhiệm của họ.
Cái hay là trong văn bản lần này đã viết ra những thực tại trong xã hội, nhưng nói rồi có dám làm không, dám thay đổi không?
  • Khánh Linh - Thủy Chung ghi