Saturday, December 25, 2010

TOP TEN ẤN TƯỢNG VIỆT 2010

Nhân dịp kết thúc năm 2010, tôi xin copy lại 10 ấn tượng Việt 2010 từ blog motgocnhinkhac của bác Trương Duy Nhất và 10 hình ảnh ấn tượng từ blog quechoa của bác Nguyễn Quang Lập:

1 1- Lễ hội tai tiếng nhất: Đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội được tổ chức một cách quá phô trương, tốn kém, một lễ hội quá nhiều lời ra tiếng vào, trống giong cờ mở, hát hò nhảy múa giữa lúc lũ lụt nhấn chìm miền Trung, vùi chết gần 200 nhân mạng.


 22- Vụ án ồn ào nhất: Vụ án Vinashin, mô hình “quả đấm thép” của nền kinh tế sụp tan thành bọt biển với khá nhiều đồn đoán “nhạy cảm” ồn ào không thua kém vụ PMU 18, ồn và nhạy đến mức nhiều áp lực trước Quốc hội đòi điều tra và bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ.

    43- Nhân vật ấn tượng nhất: Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô. Ông Tô nổi tiếng nhờ vụ lộ seri ảnh cởi truồng sau khi hành sự với gái gọi. Vì vụ này, ông mất chức Chủ tịch tỉnh và bị sa thải khỏi đảng. Có thể nói ông là “nhân vật của năm” theo nghĩa trừ. Năm 2010, ông nổi tiếng đến mức hầu như không một ai lại không biết đến cái tên Nguyễn Trường Tô sau vụ “cởi truồng” lịch sử này.

 
 4- 3Vụ bắt giữ ấn tượng nhất: Bắt “nhân vật hay kiện” Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống phá nhà nước khi ông Vũ đang ăn mặc “nhạy cảm” cùng một phụ nữ trong khách sạn và... 2 bao cao su đã qua sử dụng nằm trong sọt rác.
 
 
55- Sáng kiến khùng điên nhất: Đúc tim cho tượng Thánh Gióng và ngựa Gióng. 2 trái tim được đúc rỗng bằng đồng nguyên chất với 2 sợi dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch, hình dáng giống trái tim thật, đường kính 50cm được đưa vào đặt yểm vĩnh viễn đúng vị trí tim thánh và tim ngựa trên tượng đài Thánh Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội.
    6 6- Cuộc thi ấn tượng nhất: Cuộc thi hoa hậu Việt Nam báo Tiền Phong với sự đăng quang của hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân, một gương sắc được đánh giá là xấu nhất trong lịch sử hoa hậu Việt, thậm chí như là sự phỉ báng cái đẹp!
 
 77- Đại hội bị chửi nhiều nhất: Đại hội Hội nhà văn Việt Nam, một đại hội bị chửi rủa nhiều nhất và nặng nề nhất từ chính các nhà văn trước trong và sau đại hội cùng sự tái vị ngôi chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam của ông Hữu Thỉnh, người được cho là nhà văn không biết dị điển hình bậc nhất của đội ngũ nhà văn Việt đương đại.



8 8- Tấm gương ấn tượng nhất: Ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế, 1 trong 3 Bí thư tỉnh ủy trong cả nước được tuyên dương vì có thành tích trong phong trào “học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong khi báo chí loan tin trước đó ông có hành vi rất khiếm nhã trong quán bia và bị gái tiếp thị cảnh cáo bằng một cái tát như trời giáng vào mặt. Ông cũng chính là “tấm gương” trả lại 3.000 USD hối lộ trong một động thái trả bị dư luận đặt quá nhiều dấu hỏi.
9 9- Clip phản cảm nhất: Clip quay cảnh công an Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bắt gái mại dâm với những “biện pháp nghiệp vụ” phản cảm và thô bỉ.
 
 

10 10- Pha “lộ hàng” ấn tượng nhất: Trong hàng loạt những pha lộ hàng đình đám nhất của trào lưu khoe hàng thuộc giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu thì pha lộ hàng của ca sĩ Đoan Trang được xem là “ấn tượng” nhất. 








10 hình ảnh gây sốc nhất năm 2010

1. Đổ tàu ở Yên Bái
2. Vinashin nợ 86 ngàn tỉ
3a. Hố tử thần ở tp. Hồ Chí Minh
3b. Hố tử thần ở Hà Nội




















4. Vụ mua dâm nữ sinh ở Hà Giang
5. Đúc tim cho Thánh Gióng và ngựa Thánh Gióng
6. Lũ bùn ở Cao Bằng
7. Tờ rơi tuyên truyền ATGT của Ban ATGT Kiên Giang
8. Pa nô và băng rôn kỉ niệm ngày 30/4/1975
9. Công An Cẩm Phả ( Quảng Ninh) bắt gái mại dâm
10. Trùng tu Thành Nhà Mạc ở Tuyên Quang

Thư tống tiền Chúa

Giáng Sinh sắp đến rồi và Sammy rất muốn mẹ mua cho cậu một chiếc xe đạp. Mẹ cậu nói rằng tốt nhất là cậu nên viết thư cho ông già Noel hỏi xin. Nhưng Sam nói rằng cậu thích viết cho Chúa Jesu hơn, và mẹ cậu bảo thế cũng đượ Sam đi về phòng và viết: “Chúa kính mến, con là một cậu bé ngoan và con thích một chiếc xe đạp vào dịp Giáng Sinh“.

Nhưng khi đọc lại Sam không hài lòng. Cậu quyết định viết lại: “Chúa kinh mến, con là một cậu bé ngoan ơi là ngoan, và con thích có một chiếc xe đạp vào dịp Giáng Sinh lắm!”.

Vẫn không thấy được. Cậu viết lần nữa: “Chúa kính mến, nếu con cố gắng, và nhất là nếu con có một chiếc xe đạp mới, thì con hẳn đã là một cậu bé ngoan rồi“.

Lần viết thứ ba này Sam vẫn thấy chưa ưng ý. Vì thế cậu bước ra ngoài đi dạo một chút cho tỉnh táo và để nghĩ cách viết sao thuyết phục nhất. Đi một lúc, Sam bước ngang qua một ngôi nhà nhỏ có bức tượng Đức mẹ Đồng Trinh trong vườn trước. Cậu bò vào, lấy áo khoác trùm lên bức tượng, sau đó ôm bức tượng chạy vù về nhà, giấu xuống gầm giường. Cậu hăm hở cầm bút viết thư cho Chúa: “Thưa Chúa, nếu ngài muốn gặp lại mẹ của ngài, thì hãy mang một chiếc xe đạp đến đây!”.

Lá thư gửi Chúa đẫm nước mắt



Thư gửi bà già Noel

Lê Hoàng

Bà thân mến,

Em viết thư này cho bà với tư cách là một người phụ nữ. Phụ nữ chúng ta, như bà biết, cần phải thương yêu, bảo vệ và che chở cho nhau, giúp nhau né tránh những nỗi nguy nan trong cuộc sống.

Mà thưa bà Noel, nỗi lo của bà, theo em, là do ông Noel đang tiến hành một công việc có quá nhiều cám dỗ.

Mới đọc tới đây, chắc bà sẽ giật mình. Đã bao nhiêu năm qua, bà tin tưởng ông Noel. Đúng vậy. Em cũng tin ông ấy là người rất đứng đắn. Nhưng dù sao, bà ơi, dù sao vẫn là đàn ông. Với đàn ông, phụ nữ chúng mình luôn luôn cần giữ ít nhất là một phần trăm cảnh giác.

Bởi vì cái nghề của ông ấy toàn đi khuya. Mà đêm khuya, thưa bà, trong thành phố thiếu gì chuyện, thiếu gì hạng người. Tuy rằng không phải toàn người xấu, nhưng chắc bà cũng đồng ý là đêm khuya phức tạp hơn ban ngày nhiều, rất nên cẩn thận.

Tiếp theo, ông già Noel lại có xe đẹp. Trong thời buổi xe gắn máy đã trở nên tầm thường, xe hơi trở thành phổ biến, xe xích lô bị cấm thì những chiếc xe độc đáo sẽ gây ấn tượng vô cùng. Mà xe của ông nhà mới độc đáo làm sao. Nó được tới sáu con hưu kéo, nhưng không bao giờ hết xăng, không bao giờ hỏng máy lại không bao giờ bị phạt vì chạy quá tốc độ. Chiếc xe ấy, rõ ràng là niềm mơ ước của rất nhiều chàng trai và cô gái trẻ.

Đã thế, ông già Noel lại giàu. Bao nhiêu năm nay, ông cho quà liên tiếp hàng triệu trẻ em, với đủ thứ rất đẹp mà chẳng bao giờ lấy phí gì, chứng tỏ ông rất nhân ái và cũng rất dồi dào về tài chính. Có thể nói ông mua gì cũng được, vì trong lịch sử đã có những món quà Noel cực đắt. Một sự giàu có như vậy là đích nhắm của nhiều anh và nhiều cô.

Rồi ông lại có học thức. Chắc bà cũng biết, ông phải giỏi ngoại ngữ như thế nào mới hiểu được trẻ con toàn thế giới, ông lại giỏi địa lý như thế nào mới thuộc được đường trong mọi thành phố. Các đồ chơi hiện đại có rất nhiều linh kiện điện tử, cho nên việc mua sắm, bảo dưỡng và hướng dẫn sử dụng chúng một cách thành thạo đòi hỏi ông phải có kiến thức như một vị giáo sư. Mà không cần nhìn túi quà, chỉ cần nhìn chòm râu và cặp kính cũng đủ biết ông là giáo sư rồi.

Ông nhìn cũng rất khỏe mạnh.

Trời mưa tuyết rét thế, kẻ tầm thường chỉ chui ra khỏi chăn là chết cóng, vậy mà ông bao nhiêu năm nay, ông đi lại bao nhiêu lần mà chẳng ốm đâu gì. Chưa có năm nào ông vắng mặt, chưa có căn phòng nào cần tới mà ông không tới được dù có ở tít trên tầng cao chung cư (không thang máy hay trên đỉnh núi không đường đi). Đã thế, túi quà ông vác trên vai vừa to vừa nặng. Ông chắc chắn là nhà vô địch cử tạ, vô địch đi bộ và leo núi.

Cuối cùng, ông Noel là một người đàn ông hiền lành. Lịch sử chưa từng ghi nhận ông kiện tụng ai, cãi nhau với ai hoặc tranh chấp điều gì. Những cử chỉ thô lỗ, những lời nói to tiếng, hoặc những động tác bực bội luôn xa lạ với ông.

Bà thân mến,

Một người đàn ông giàu có, khỏe mạnh, có xe đẹp, có học thức, tính dễ thương lại hay đi khuya, rõ ràng là mục tiêu của một loại đối tượng nào đấy, em không nói chắc bà cũng hiểu. Cuộc sống có rất nhiều điều phức tạp, nhiều chuyện bất ngờ và chị em mình có nghĩa vụ phải bảo vệ cho nhau.

Em không dám bảo bà cần theo dõi ông Noel hoặc đi coi trộm tin nhắn trong điện thoại di động của ông, nhưng việc thỉnh thoảng quan sát hoặc tra hỏi ông một chút em nghĩ cũng chả thừa. Lý do cao nhất khiến bà yên tâm là ông đã nhiều tuổi, nhưng thưa bà, em xin phép nhắc rằng cao tới đâu thì vẫn là đàn ông, chị em mình đừng quá dễ dàng.

Em của chị.



Rút từ Chúng ta.com

Tuesday, December 21, 2010

Mùa Xuân nhớ Bác

Kính tặng đồng chí Lê Đức Thọ, tác giả bài thơ “Lẽ sống” và đồng chí Hồ Thiện Ngôn, tác giả bài thơ “Đọc thơ anh”.

Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi
Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết

Vần thơ thân thiết
Ấm áp lòng người
Bác đã đi xa rồi
Để lại chúng con bao nỗi nhớ
Người cha đã đi xa.

Các anh ơi, Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh trên báo Đảng
Lòng càng nhớ Bác nhiều hơn
Làm sao có thể quên
Mỗi lần gặp Bác
Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết
Người thường nhắc nhở:
Yêu nước, thương dân
Dẫu thân mình có phải hy sinh
Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt.

Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh
Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt
Day dứt vì mình chưa làm được
Những điều hằng ước mơ
Những điều chúng tôi thề
Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp,
Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết
Được Đảng chăm lo
Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất

Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
Không ít người đang lỡ thì, mai một.
Theo năm tháng cuộc đời
Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu
Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ

Thanh niên chúng tôi thường nghĩ:
Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng
Mỗi vụ gieo trồng
Có phải đâu là lép cả?

Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào
Những trang sử vẻ vang dân tộc
Chúng tôi được học
Được thử thách nhiều trong chiến tranh

Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ – Quang Trung
Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách.

Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
Có học hành, lại phải sống cầu an
Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”
Bởi lẽ đấu tranh – tránh đâu cho được?

Đồng chí không bằng đồng tiền
Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp
Có ai thấu chăng
Và ai phải sửa?

Mỗi xuân về con càng thêm nhớ Bác
Lòng vẫn thầm mơ ước
Bác Hồ được sống đến hôm nay
Làm nắng mặt trời xua tan hết mây
Trừ những thói đời làm dân oán trách
Có mắt giả mù, có tai giả điếc
Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung
Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ

Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ?
Tham quyền cố vị
Sợ trẻ hơn già
Quên mất lời người xưa:
“Con hơn cha là nhà có phúc”

Thời buổi này,
Không thiếu người xông pha thuở trước
Nay say sưa trong cảnh giàu sang
Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan?

Mùa xuân đất nước
Nhớ mãi Bác Hồ
Ta vẫn hằng mong lý tưởng của Người
Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi.

Xuân Khải - 1986

Monday, December 20, 2010

Câu chuyện về con Nhện ở trên cửa miếu Phật Bà Quan Âm

 
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
Phật dừng lại, hỏi nhện: “Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?”
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: “Thế gian cái gì quý giá nhất?”
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: “Thế gian quý nhất là những gì ta không bao giờ có được và những gì đã mất đi vĩnh viễn!”. Phật chỉ gật đầu, rồi Ngài đi khỏi.
Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: “Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?”
Nhện nói: “Con vẫn tin rằng trong nhân gian quý nhất vẫn là “không có được” và “đã mất đi” ạ!”
Phật nói: “Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.”
Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: “Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?”
Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: “Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không bao giờ ta có được và cái đã mất đi vĩnh viễn.”
Phật nói: “Nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người!”
 
 
Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng nghĩ rằng, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
Châu Nhi nói với Cam Lộc: “Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, người gặp con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?”
Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: “Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?”. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.
Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Nói đoạn rút gươm tự sát.
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…
 
Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?
“Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”
Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.
Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.
Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.
Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.
Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?
Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.
Có muốn nghe tôi kể câu chuyện ấy lần nữa không, ngày xưa, trước miếu Quan Âm …
 
 
Theo: Muciu - TCCL

Thursday, December 16, 2010

Người Việt gian, tham ?

Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình.  Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế  toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập …
Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời. Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại …(!), và luôn ép người khác khen mình.
Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.
Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau:
Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?). Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông.
Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, “mày” sẽ nói thế nào?” “Không được rắc complements!”
Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?”  -“Tham lam? Tại sao?”
Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó!
Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/họ cười khinh cho.
“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!”
Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!”
Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?”
“Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…”
Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham?
Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vần bảo lưu quan điểm!
Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?”. Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!”
“Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…”
“Vậy mày gian thế nào?”
Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa…thì chúng tao mới bình đẳng được!”
Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”
Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi.
Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì? Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này – để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?!
Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì ?!
Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế!
Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì?
Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi?
Trần Thành Nam
( Bài tác giả gửi cho bọ blog quechoa)

Wednesday, December 8, 2010

Tai sao, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)

THẢO DÂN
Một dân tộc ít người hơn Việt Nam, một dân tộc không có những trang sử “oai hùng” như Việt Nam, một dân tộc mà chỉ số IQ không cao hơn Việt Nam… thế mà hình như cái gì cũng… hơn Việt Nam. Lạ nhỉ? Tại sao?
Nhiều người Việt Nam đặt câu hỏi này chứ chẳng phải mình tôi và đặt ra nhiều lần chứ chẳng phải một lần.
Lần thứ nhất họ đặt câu hỏi khi mà phim ảnh Hàn Quốc tràn ngập màn ảnh nước mình.
Lần thứ hai họ đặt câu hỏi khi chăn ga gối đệm Hàn Quốc tràn ngập các căn phòng hạnh phúc của nhiều người Việt Nam.
Lần thứ ba họ đặt câu hỏi khi đồ điện tử Hàn Quốc như Samsung chiếm ngự trong quá nhiều gia đình nước mình.
Lần thứ tư họ đặt câu hỏi khi các loại xe hơi Hàn Quốc tràn ngập đường phố nước mình và nhiều nước trên thế giới.
Lần này họ đặt câu hỏi khi trong Asiad 2010, đoàn thế thao Hàn Quốc có quá nhiều huy chương vàng chỉ sau Trung Quốc còn nước mình chỉ được có mỗi một cái. Đấy là chưa kể nước mình còn sau cả một số nước bé tí ti trong khu vực.
Rồi chưa kể những ai đã từng đến Hàn Quốc về cũng đặt một câu hỏi rất đơn giản: tại sao môi trường ở Hàn Quốc lại tốt hơn nước mình nhỉ? Tại sao đường phố ở Hàn Quốc lại gọn ghẽ, sạch sẽ và văn hóa hơn cả thủ đô nước mình nhỉ Tại sao Hàn Quốc và lại tại sao Hàn Quốc?
Một thực tế nhỏ cho thấy, trong khi chúng ta “bảo vệ” mà như phá các di tích văn hóa như vụ Thành Tuyên, vụ Cửa Bắc… mới đây một cách hớn hở thì ta nhớ lại mấy năm trước hàng triệu người Hàn Quốc đau đớn như là để tang một cái cổng cổ ở Seoul bị một kẻ điên khùng phóng hỏa.
Có người còn nói: một nửa dòng máu chảy trong người Hàn Quốc hôm nay là dòng máu người họ Lý nước Việt. Rồi sau đó lại thở dài nói: thế sao dòng máu Việt chảy ở chốn kia lại tài giỏi như thế còn dòng máu Việt ở nơi này lại… “luẩn quẩn” lâu thế ?
Hàn Quốc có lợi thế gì hơn nước mình nhỉ? Có lẽ họ chỉ có một điều lợi thế hơn chúng ta mà thôi. Đó chiến tranh trên đất nước họ đã kết thúc lâu hơn chiến tranh ở nước mình. Nhưng thực tế lại cho thấy: từ sau khi chiến tranh kết thúc trên xứ sở Kim chi cho đến lúc đất nước này phát triển cũng chỉ tương đương thời gian nước mình hết chiến tranh từ năm 1975 đến nay mà thôi. Vậy tại sao họ lại phát triển mọi mặt được như thế?
Phải chăng dân Hàn Quốc cần cù hơn dân Việt? Làm gì có chuyện đó. Cứ xem những người Việt sang Hàn Quốc, Đài Loan… làm ôsin mà xem. Họ làm việc vừa cần cù vừa nhẫn lại và có lúc nhẫn nhục mà chẳng kêu ca. Nhiều người xa chồng xa con đến 6,7 năm để lao động mong cải thiện tình hình kinh tế gia đình mà không hề bỏ cuộc. Cần cù đến như thế hỏi có dân tộc nào cần cù hơn không?
Vậy tại sao hầu như cái gì mình cũng thua họ là làm sao? Phải chăng người Việt mình thời buổi này kém tổ chức, kém quản lý hay dân trí thấp, hay thiếu lòng tự trọng, hay không muốn vươn lên, hay chỉ được cái nói là giỏi…?
Người quan sát đưa ra hiện thực này và muốn bạn đọc cùng tham gia phân tích và tìm ra nguyên nhân. Ba ông thợ giày hơn Gia Cát Lượng. Thế nào qua những phân tích của bạn đọc, chúng ta sẽ tìm ra một bí mật nào đó cho đất nước mình mở mày mở mặt một chút.
(Nguồn: VNN)

Saturday, December 4, 2010

Friday, December 3, 2010

Thursday, December 2, 2010

Loòng boong đất Quảng




Mọc nhiều ở trong rừng Đại Lộc, Quảng Nam, loòng boong là một đặc sản của xứ Quảng. Mùa thu hoạch loòng boong vào các tháng 5-6-7 âm lịch. Loòng boong có vị chua, thơm, ngọt lạ lùng.
Các bạn đã bao giờ thưởng thức hương vị trái loòng boong đất Quảng chưa? Nếu chưa, xin mời bạn làm một chuyến tham quan du lịch đến thăm Quảng Nam - vào dịp cuối hè sang thu - là mùa của trái loòng boong. Huyện vùng cao Đại Lộc là nơi sản xuất loại trái loòng boong nổi tiếng.
Trái loòng boong là một đặc sản của xứ Quảng. Nhiều người khẳng định rằng, chỉ ở Quảng Nam mới có trái loòng boong nổi tiếng.
Vào năm 1805, đích thân vua Gia Long hạ lệnh vào tháng 9 hằng năm, phải tiến quả nam trân (loòng boong). Đến triều Minh Mạng, quy định mỗi mùa trái chín, Quảng Nam phải cống sáu giỏ...
Thuở xưa, những vùng rừng núi có loòng boong đều thuộc sự quản lý của triều đình và đã trở thành những khu cấm địa.
Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ đã có quy chế riêng đối với các khu rừng loòng boong. Mỗi khu vực đều có viên quan trông coi và có quyền huy động dân đinh địa phương ngày đêm thay phiên nhau canh giữ. Đến mùa trái chín, viên quan chọn lựa các chùm trái chín ngọt thơm ngon và đẹp nhất tiến về kinh để nhà vua thưởng thức.
Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, trái loòng boong tập trung nhiều tại thượng nguồn sông Vu Gia, một nhánh của sông Thu Bồn. Nhưng ngon và nhiều phải kể đến vùng Đại Lộc:
Quế Sơn cau, mít mấy tầng /Thương loòng boong Đại Lộc, nhớ rượu cần Trà Mi
Không hiểu do chất đất hay khí hậu mà nói tới trái loòng boong, người Quảng đều cho rằng chỉ ở Đại Lộc mới có trái ngon. Hằng năm, vào khoảng các tháng 5-6-7 âm lịch là mùa thu hoạch loòng boong. Và dường như thành cái lệ từ bao đời ở miền cao, hễ ai đi rừng phát hiện được cây loòng boong nào thì thuộc quyền sở hữu của người đó.
Trong việc chọn mua trái ngon, người sành ăn chê loại lớn trái. Loại ngon trái vừa không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, mọng nước, thơm lừng. Và lúc cắn vào một múi, cảm thấy một dòng nước ngọt lịm ngấm dần xuống tận cổ.
Trái loòng boong có nhiều tên gọi khác nhau như bòn bon, phụng quân, nam trân, dâu da...
Tương truyền rằng: Chúa Định Vương bị tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm Phú Xuân vào tháng giêng năm ất Dậu, đã bỏ chạy vào đất Quảng Nam rồi đặt con là Hoàng Tôn Vương làm thế tử, xưng là Đông Cung để trấn giữ đất Quảng Nam.
Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại phải lánh vào rừng. Giữa lúc đói mệt thì gặp được rừng cây loòng boong, bèn hái lấy trái, dùng móng tay bấm thử trước khi ăn. Thấy trái thơm ngọt lạ lùng và nhờ đó đã cứu được cơn đói, chúa bèn đặt tên cho trái là "nam trân", có nghĩa là món ăn quý ở phương nam. Mãi cho đến ngày nay, trái loòng boong vẫn còn mang dấu bấm móng tay rất rõ ràng...
Ngày nay, du khách đến thăm đất Quảng vẫn thường được nghe nhắc đến trái loòng boong trong câu hát hò tâm tình, ý nhị:
Trái loòng boong trong tròn ngoài méo
Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi
Em thương anh ít nói, ít cười
Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng!


(Nguồn:tuoitre.com.vn)

Còn đây là lời bài hát Quảng Nam - Đà nẵng đất nặng nghĩa tình của NS Nguyễn Văn Tý, chất lượng âm thanh không được tốt lắm, hy vọng sẽ tìm được bản tốt hơn:                              


Anh đưa em đi thăm lại quê hương QNĐN… Thăm núi Hòn Tàu giờ đây im ắng, mà những năm xưa bom ngàn tấn nặng, ngày đêm mấy trận giặc tràn quanh ta. Mà với ta (ơ…) núi vẫn là nhà.

Anh đưa em đi ăn trái bòn bon, ăn hoài mệt nghỉ. Anh đưa em đi thăm Núi Thành trận đầu đánh Mỹ. Và thăm núi Ngũ Hành, xem tượng bác Hồ, màu đá (a…) vân xanh. Ôi đất Quảng quê ta (ơ…), nặng nghĩa ân tình…

Chim ơi chim yến bay từ Cù lao Chàm, bay về chào bến cảng. Bay qua sông Hàn, nhớ chào người Dũng sỹ Thanh Khê, chào Hải Vân, chào Sơn Trà, chào những con tàu ta… bám biển đi về. Anh lại cùng em về Hoà Sơn, thăm nông trường thơm chín. Lại đến Thu Bồn và nhìn qua bến Vu Gia, ta càng yêu thương mảnh đất quê nhà.

Ta nghe hương quế thơm từ Trà My về, thơm tận vùng Giao Thuỷ- Quê hương dâu tằm, máy đã về kẻo kẹt se tơ. Về Phú Ninh, ta chung tay xây xây hồ nước lớn, cho những vụ mùa đầy ắp lúa khoai ngô. Ta xây cuộc đời trả nghĩa người đã nằm xuống đó. Đất Quảng quê mình bao sóng gió vẫn… bền gan. Đất Quảng vươn mình đang muốn lấn cả… thời gian…

Cái phao của Nguyên thủ và tấm bằng tủ kính

Nếu như người đứng đầu Chính phủ đi hội đàm cấp cao còn phải dùng "phao" thì tại sao các quan chức lại không thể mua bằng tiến sĩ?!
Tại hạ còn nhớ như in cảm giác của mình khi chứng kiến vị nguyên thủ quốc gia, trong lần hiếm hoi được "hội đàm" với TT Mỹ đã phải dùng tới "phao". Ông, chốc chốc, cứ xong một câu là lại cúi nhìn xuống "chiếc phao" cầm lăm lăm trong tay. Hình ảnh này được truyền tới hàng chục triệu dân Việt Nam và hàng tỷ người dân trên toàn thế giới. Chúng ta hãy lật giở lại quy trình: Học sinh từ bé đã phải học theo kiểu "để thi". Sự tồn tại của những cái chợ phao trong khu Bách Khoa, và ở tất cả những hàng photocopy là một minh chứng cho một nền giáo dục thi cử "không thể không phao". Và phải chăng chuyện những tấm bằng tiến sĩ bây giờ, hay nhục nhã hơn, việc dùng phao của Thủ tướng, chỉ là sản phẩm của nền giáo dục đó?
Câu chuyện tấm bằng tiến sĩ của Phó Bí Thư tỉnh ủy Yên Bái không đợi đến khi có kết luận chính thức, cũng biết đó là bằng giả. Không một trường nào trên thế giới có thể đào tạo tiến sĩ trong chỉ 6 tháng cả- Một quan chức của Bộ Giáo dục và đào tạo đã nói thế và chúng ta cứ tin là như thế đi. Huống chi cái trường cấp bằng cho vị Phó Bí thư đã được phanh phui là đã bị cấm từ lâu và tất cả những tấm bằng mà nó sinh ra đã không còn được nước Mỹ, nơi nó đặt trụ sở, chấp nhận từ 7 năm trước khi ông Ngọc "lấy bằng".
Sau ông Ngọc, lại đến chuyện bằng giả ở Long An với con số chỉ có 6/96 trường hợp kiểm tra là có bằng thật. 90 trường hợp còn lại không học vẫn có bằng. Những người chưa đi học ngày nào thì "sau một đêm" có bằng cấp 3. Những người đến tiếng Việt còn chưa sõi, một chữ bẻ đôi không biết vẫn có bằng ngoại ngữ. Chủ tịch MTTQ bằng giả, công an bằng giả, Bí thư đoàn, rồi đến cả Trạm trưởng y tế, đến Chánh phó chủ tịch, Chánh phó bí thư cũng bằng giả.
Có một câu chuyện khôi hài đến mỉa mai đang diễn ra tại đây: Ở xã Hưng Điền B (huyện Tân Hưng), Trưởng công an xã dùng bằng giả, nhưng không thể “đôn” phó công an lên thay thế vì vị phó công an cũng dùng bằng giả. Giả nhiều, giả dầy, giả cả đám, đến nỗi nhiều nơi không thể xử lý những cán bộ dùng bằng giả. Lý do, bỏ người dùng bằng giả đi rồi sau đó không tìm được người thay thế. Nhớ lại là Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã lưu lại hậu thế lời phát biểu nổi tiếng: "Cách chức đi, kỷ luật đi thì lấy ai làm việc". Ngẫm lại, hóa ra Chính phủ không phải không biết, nhưng biết rồi thì cũng chả biết làm gì trong một nền giáo dục "bất nhân", hay "phi nhân" này.
Con số các "ông Ngọc" giờ nhiều đến mức không chóng thì chày Nhà nước phải ra lệnh cấm không cho kiểm tra văn bằng của quan chức to bé. Bởi với mật độ "100 ông Ngọc mỗi tháng" thế này thì đúng là "lấy ai ra làm việc" thật chứ chẳng chơi.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là ông Ngọc đã làm bằng giả như thế nào? Làm để làm gì và vì sao phải làm.
Câu hỏi đầu tiên rất dễ trả lời. Khi ông, hoặc lái xe của ông, ngửa tay nhận 74 triệu đồng từ ngân sách, có nghĩa là tấm bằng của ông đã được mua bằng tiền thuế của dân. Vâng, chính xác là tiền thuế của dân dù trên danh nghĩa đó là tiền thu hút nhân tài, tiền hỗ trợ cán bộ đi học...Nhưng tấm bằng đó làm sao có thể thuyết phục được Tại hạ, cũng như đông đảo nhân dân rằng phải hy sinh quyền lợi của đứa con nhỏ nhà mình để góp tiền cho các vị đi mua bằng giả? Bởi với cái bằng giả đó, các vị sẽ làm được gì để trả hết nợ cho những người đang thuế ngày thuế đêm, thuế trên thuế dưới, thuế trước thuế sau, thuế to thuế bé, thuế mồ hôi thuế nước mắt, thậm chí cả thuế máu để có tiền đóng cho nhà nước lấy tiền nuôi các ông ăn học? Bởi chưng người dân quan tâm đến một vị quan chức ở chỗ "Ông đã làm được gì cho dân", chứ không cần gì phải quan tâm xem "Ông là gì".
Phó bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Ngọc sẽ dùng cái bằng giả đó làm gì? "Để cất vào tủ"- GS Văn Như Cương trả lời. Vị GS già than vãn về một thực trạng xã hội đang tồn tại tâm lý trọng bằng cấp hơn thực tài. "Câu chuyện “học giả” mong có “chức thật” còn đau đớn hơn khi xã hội dễ dàng chấp nhận những người đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở những ngành nghề không liên qua đến chuyên môn của mình. Khi học xong, đem bằng về cất vào tủ"- ông nói. GS TS Nguyễn Minh Thuyết thì cho đây là "Thói hiếu danh hám lợi của những người đang giữ cương vị lãnh đạo".
Câu chuyện bằng giả càng lúc càng nóng khi nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, GS Phạm Minh Hạc công bố thông tin động trời: Từ 2001 - 2004, Bộ cũng đã tiến hành rà soát trên cả nước và phát hiện hơn 10.000 trường hợp quan chức có bằng cấp giả. 10.000 quan chức. 4 số 0000. Và sự việc này sau đó đã được "cất kín". Có lẽ chính sự bưng bít là một trong những nguyên nhân khiến nạn học giả- bằng giả- chức vụ thật- tiền thật không những không bị dẹp bỏ mà ngày càng trở nên tinh vi hơn. Giờ đây, không ai biết là trong số 90 ngàn vị tiến sĩ, có bao nhiêu là "đồ xịn", bao nhiêu là "hàng dởm" khi hết tiến sỹ Ân 2 tuần lại đến tiến sĩ Hải 40 ngày và giờ đây lại đến tiến sỹ Ngọc 6 tháng. Toàn quan chức đầu ngành, đầu tỉnh. Ngẫm thấy cái sự học bị khinh thường quá thể. Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, GS TS Phạm Tất Dong phát biểu: Tôi quả quyết tại nhiều cơ quan chính quyền địa phương hiện nay có tới hàng vạn cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ được đào tạo theo “đơn đặt hàng” để khi cầm tấm bằng trên tay, họ vẫn không thể viết được một câu văn bản rõ ràng.
Ông Hoàng Thương Lượng - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - nói: “Bằng này Bộ GD-ĐT của nước ta không công nhận sử dụng". Theo ông: “Vấn đề kinh phí thì không phải là lớn, mà quan trọng nhất là giá trị pháp lý của tấm bằng tiến sĩ ấy. Rõ ràng trường này nằm trong danh sách lừa đảo. Tỉnh sẽ đối chiếu với quy định đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT để xem xét và quyết định". Nhưng rõ ràng đây mới chỉ là những biện pháp bị động khi dư luận đã đẩy lời vào mồm bắt ông phải nói. Và cũng chỉ là để xử lý những tiến sĩ bị lộ. Chứ không phải là một biện pháp hay ho mới mẻ gì để chủ động phát hiện và ngăn chặn tình trạng bằng giả của quan chức các cấp, các địa phương.
Còn bao nhiêu những đồng chí tiến sĩ chưa bị lộ? Không ai biết được. Bởi chỉ tính riêng "Trường ĐH ma" nơi ông Ngọc lấy bằng tiến sĩ đã từng cho ra lò 43 thạc sĩ và hiện vẫn còn 160 học viên thạc sĩ khác. Đó là chưa kể tới hàng trăm, chính xác là 120 thạc sĩ MBA mà trường ĐH ma này phối hợp với Hanoi School of Business "đào tạo" nên.
Để bảo vệ cho ông Ngọc, Giám đốc Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế - tài chính, ông Nguyễn Thanh Nam  đã hùng hồn khẳng định một chuyện rất kỳ lạ về tấm bằng tiến sĩ của ông Ngọc: "Bảo đảm do ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là bà Condoleezza Rice ký, kèm theo đó là chữ ký của cả... tòa án New York, thống đốc bang New York. Còn bằng tiến sĩ của ông giám đốc Sở Văn hóa - thể thao  và du lịch Phú Thọ mà gần đây dư luận xôn xao còn có cả chữ ký của cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton"...
Còn nhớ tại diễn đàn quốc hội, Đại biểu QH Lê Văn Cuông phát biểu rằng: "Ở các nước, người ta đào tạo tiến sĩ để làm việc trong các trường, viện nghiên cứu còn ở nước ta làm tiến sĩ là để ra làm quan". Ông Cuông cũng nói thẳng rằng việc này sẽ tạo cho nạn chạy chức chạy quyền phát triển.
Chính vì học tiến sĩ để làm quan, hoặc làm quan nên học tiến sĩ để được làm quan to hơn, cho nên ở Việt Nam mới sinh ra những cái "đề án phổ cập tiến sĩ" ở Hà Nội hay Chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ của Bộ GD và ĐT. Lo ngại của đại biểu QH Lê Văn Cuông về "Hội chứng ra ngõ gặp tiến sĩ" hoàn toàn không phải là thừa. Và tất nhiên, song hành với nó sẽ là "Vấn nạn chạy chức chạy quyền".
Cho nên, cái gốc của đại nạn tiến sĩ giả, chính là lối "tư duy tủ kính", một biến tướng của chủ nghĩa lý lịch còn sót lại, một căn bệnh "con nhà" đời mới, hình thức, háo danh đến mức bệnh hoạn. Một đất nước sẽ ra sao khi một nguyên thủ quốc gia phải cầm phao khi "hội đàm" với nguyên thủ nước ngoài? Sẽ đi về đâu khi tràn lan những tấm bằng tiến sĩ toàn được mua bằng tiền thuế của dân? Khi mà quan chức lớn nhỏ toàn dùng bằng giả, kiến thức giả để lãnh đạo nhân dân?
(Nguon: tuanddk)